Sử dụng thiết bị thông minh hỗ trợ chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ như thế nào từ 01/01/2025?

Sử dụng thiết bị thông minh hỗ trợ chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ như thế nào từ 01/01/2025? Sử dụng âm hiệu còi, loa trong chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ như thế nào?

Sử dụng thiết bị thông minh hỗ trợ chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ như thế nào từ 01/01/2025?

Căn cứ theo Điều 10 Thông tư 69/2024/TT-BCA, thì sử dụng thiết bị thông minh hỗ trợ chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ như sau:

[1] Việc sử dụng thiết bị thông minh hỗ trợ chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ phải đáp ứng các yêu cầu về an ninh, quốc phòng, nghiệp vụ của Cảnh sát giao thông và an toàn cho người, phương tiện tham gia giao thông.

[2] Thiết bị thông minh hỗ trợ chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ được sử dụng để ghi nhận các thông tin, dữ liệu về tình hình giao thông trên các tuyến giao thông và truyền tải thông tin, dữ liệu về Trung tâm chỉ huy giao thông;

Căn cứ tình hình lưu lượng, mật độ người và phương tiện tham gia giao thông, lực lượng Cảnh sát giao thông phải chỉ đạo kịp thời việc điều chỉnh hoạt động của hệ thống đèn tín hiệu giao thông đường bộ hoặc triển khai phương án bố trí lực lượng, phương tiện tổ chức phân luồng, phân tuyến giao thông, xử lý, khắc phục các tình huống gây mất trật tự, an toàn giao thông hoặc phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc bảo đảm an ninh, trật tự.

[3] Cung cấp các thông tin về tình hình trật tự, an toàn giao thông trên các phương tiện thông tin đại chúng cho người tham gia giao thông biết để lựa chọn thời gian, lộ trình di chuyển phù hợp.

Sử dụng thiết bị thông minh hỗ trợ chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ như thế nào từ 01/01/2025?

Sử dụng thiết bị thông minh hỗ trợ chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ như thế nào từ 01/01/2025? (Hình từ Internet)

Sử dụng âm hiệu còi, loa trong chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ như thế nào?

Căn cứ theo Điều 15 Thông tư 69/2024/TT-BCA. thì việc sử dụng âm hiệu còi, loa trong chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ như sau:

[1] Âm hiệu còi được sử dụng kết hợp với động tác chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ, cụ thể:

- Một tiếng còi dài, mạnh là báo hiệu dừng lại;

- Một tiếng còi ngắn, nhanh là cho phép lưu thông;

- Một tiếng còi dài và một tiếng còi ngắn là cho phép rẽ trái qua mặt;

- Hai tiếng còi ngắn, mạnh là báo hiệu đi chậm lại;

- Ba tiếng còi ngắn, nhanh là báo hiệu đi nhanh lên;

- Thổi liên tiếp tiếng một, nhiều lần, mạnh là báo hiệu phương tiện dừng lại để kiểm soát hoặc báo hiệu phương tiện vi phạm.

[2] Đối với một số vị trí nhất định có tình hình trật tự, an toàn giao thông phức tạp, Cảnh sát chỉ huy, điều khiển giao thông được sử dụng loa gắn trên các phương tiện, loa pin cầm tay để nhắc nhở, hướng dẫn hoặc yêu cầu người tham gia giao thông chấp hành công tác chỉ huy, điều khiển giao thông của lực lượng chức năng.

Hình thức hoạt động của Cảnh sát chỉ huy, điều khiển giao thông như thế nào?

Căn cứ theo Điều 12 Thông tư 69/2024/TT-BCA quy điịnh về hình thức hoạt động của Cảnh sát chỉ huy, điều khiển giao thông như sau:

Điều 12. Hình thức hoạt động của Cảnh sát chỉ huy, điều khiển giao thông
1. Chỉ huy, điều khiển giao thông trực tiếp trên tuyến giao thông đường bộ
a) Chỉ huy, điều khiển giao thông tại nút giao thông;
b) Chỉ huy, điều khiển giao thông tại một vị trí hoặc một khu vực trên đường giao thông khi xảy ra ùn tắc giao thông đường bộ;
c) Chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ tại khu vực diễn ra các sự kiện, lễ hội, hội nghị.
2. Chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ tại Trung tâm chỉ huy giao thông.

Theo đó, hình thức hoạt động của Cảnh sát chỉ huy, điều khiển giao thông như sau:

- Chỉ huy, điều khiển giao thông trực tiếp trên tuyến giao thông đường bộ

+ Chỉ huy, điều khiển giao thông tại nút giao thông;

+ Chỉ huy, điều khiển giao thông tại một vị trí hoặc một khu vực trên đường giao thông khi xảy ra ùn tắc giao thông đường bộ;

+ Chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ tại khu vực diễn ra các sự kiện, lễ hội, hội nghị.

- Chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ tại Trung tâm chỉ huy giao thông.

Giao thông đường bộ
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Giao thông đường bộ
Hỏi đáp Pháp luật
Tốc độ tối đa đối với xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ từ 1/1/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
'Người tham gia giao thông phải có ý thức .., nghiêm chỉnh chấp hành ... giao thông,...' nội dung đầy đủ là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Đường Vành đai 3 TP Hồ Chí Minh bắt đầu từ đâu và kết thúc ở đâu? Đường Vành đai 3 TPHCM có mấy làn xe?
Hỏi đáp Pháp luật
Đã có Thông tư 38/2024/TT-BGTVT về tốc độ và khoảng cách an toàn của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ?
Hỏi đáp Pháp luật
Trong đô thị, trường hợp nào thì xe xin vượt không được báo hiệu xin vượt bằng còi trừ các xe ưu tiên?
Hỏi đáp Pháp luật
Khi đi đến nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện giao thông cần đi như thế nào để bảo đảm đúng quy tắc giao thông?
Hỏi đáp Pháp luật
Khi điều khiển xe đạp tham gia giao thông gặp biển nào không được phép đi vào?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ 01/01/2025, hình ảnh người lái xe phải được truyền về Cục Cảnh sát giao thông đúng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời gian tổ chức kiểm tra kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ được thông báo công khai ở đâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Hồ sơ đăng ký kiểm tra kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ gồm những gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Giao thông đường bộ
Nguyễn Tuấn Kiệt
41 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào