Quyền sử dụng đất được cấp cho hộ gia đình gồm vợ chồng và các con. Tại thời điểm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, các con có tên trong sổ hộ khẩu nhưng chưa đủ tuổi thành niên. Hiện nay, các con đã đủ tuổi thành niên, tôi muốn chuyển nhượng quyền sử dụng đất nhưng có một người con đang định cư ở nước ngoài. Vậy, khi tôi chuyển nhượng quyền sử dụng đất có cần người con ở nước ngoài về ký không? Nếu người con ở nước ngoài không về được thì tôi cần phải làm những thủ tục gì để có đầy đủ thủ tục chuyển nhượng? Tôi xin chân thành cảm ơn!
Gửi bởi: Trương Quốc Kỳ
Đầu tháng 9 năm 2006, bà Trần Thị Hằng có ý định cho vợ chồng con gái của mình là chị Trần Lâm Phương và anh Nguyễn Quốc Khánh ngôi nhà được xây dựng trên một diện tích đất rộng 86m2. Bà Hằng cùng vợ chồng chị Phương đã soạn thảo hợp đồng tặng cho và đến Uỷ ban nhân dân xã yêu cầu xác nhận chữ ký của mình trong hợp đồng trước khi mang tới Phòng Tài nguyên - Môi trường của huyện để làm thủ tục đăng ký. Khi đến trụ sở Uỷ ban nhân dân xã, sau khi nghe yêu cầu của mẹ con chị Phương, anh Quang là cán bộ tư pháp - hộ tịch của Uỷ ban nhân dân đã tiếp nhận để giải quyết việc chứng thực chữ ký của các bên trong hợp đồng đó và trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã ký chứng thực. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã giải quyết tình huống này như thế nào?
Gửi bởi: Admin Portal
Năm 2002, ông Nghiêm Xuân Đạt được Nhà nước giao một thửa đất có diện tích rộng 100m2 để làm nhà ở. Do nhận thấy vị trí đất không thuận tiện cho việc xây nhà cho vợ kinh doanh vật liệu xây dựng, tháng 9 năm 2006, ông Đạt đã quyết định đổi lấy diện tích đất ở của bà Thoa ở thị trấn là người cùng cơ quan với điều kiện ông phải trả thêm cho bà Thoa 100 triệu đồng. Sau khi đã thống nhất về việc chuyển đổi, ông Đạt và bà Thoa đến trụ sở Uỷ ban nhân dân thị trấn nơi có đất để yêu cầu chứng thực hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất. Cán bộ tư pháp - hộ tịch của thị trấn sẽ giải quyết tình huống trên như thế nào?
Gửi bởi: Admin Portal
Để tiện lợi cho việc sử dụng đất, ông Dương Văn Anh và bà Nguyễn Thị Tuyết thoả thuận đổi đất cho nhau. Hai bên lập văn bản thoả thuận rõ các điều khoản về chuyển đổi đất và mời 02 chủ hộ là hai người hàng xóm có đất liền kề làm chứng cho việc trao đổi đất. Sau đó, ông Anh và bà Tuyết cùng tới UBND xã M, nơi có đất đề nghị xác nhận việc chuyển đổi đất. Nhân tiện bà Tuyết cũng hỏi thêm cán bộ tư pháp xã rằng nếu sau một thời gian sử dụng mới phát hiện ra là đất nhà ông Anh không hợp pháp thì bà có được hủy hợp đồng chuyển nhượng này không? Cán bộ tư pháp cần giải thích câu hỏi của bà Tuyết như thế nào?
Gửi bởi: Admin Portal
Hiện nay gia đình tôi đang sở hữu một mảnh đất có chiều rộng mặt đường là 5m, chiều sâu là 25m, mảnh đất đó mang tên bố tôi. Nhưng năm 2010 bố tôi bị tai nạn gia thông và đã mất. Hiện nay mẹ tôi muốn trao tặng mảnh đất đó cho người khác. Tôi xin hỏi: Thứ nhất: Mẹ tôi có quyền định đoạt mảnh đất đó hay không? Thứ hai: Nếu được định đoạt thì việc trao tặng đó cần những thủ tục gì? Thứ ba: Việc trao tặng này có được coi là mua bán, trao đổi và phải áp giá mua bán đất không? Thứ tư: Chúng tôi có phải đóng thuế hay các khoản phí nào khác cho việc trao tặng này không?
Gửi bởi: Lưu Huyền Anh
Cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất cho các đối tượng có liên quan theo quy định tại Nghị quyết số:1037/2006/NQ-UBTVQH11 ? Hồ sơ xác lập quyền sở hữu nhà đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài có giấy tờ gì?
Đối với tranh chấp liên quan đến giao dịch về quyền sử dụng đất như: tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, hợp đồng cầm cố, hợp đồng chuyển đổi, tặng cho quyền sử dụng đất thì có tính thời hiệu khởi kiện hay không? Cách tính như thế nào?
Tôi cho bạn vay tiền, số tiền gốc gần 80 triệu (chưa tính lãi) hơn một năm qua. Người ấy cố tình không trả. Tôi có giữ một sổ đỏ nhà đất và giấy tờ sang nhượng quyền sử dụng đất của người đó khi mua miếng đất đó. Vậy tôi có thể làm gì với những giấy tờ trên, tôi phải làm gì để có thể lấy được tiền. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Gửi bởi: NGUYEN HUNG
Hiện nay, tôi muốn thuê một ôtô và một tàu thuỷ để chở hàng của hai công ty khác nhau, nhưng để được thuê thì phải có tài sản bảo đảm. Hỏi tôi có thể sử dụng quyền sử dụng đất của tôi để bảo đảm cho hai nghĩa vụ được không?
Tôi tên Thạch Kim Luông, hộ khẩu thường trú tại khóm 5, thị trấn Cầu Kè, huyện Cầu kè, tỉnh Trà Vinh. Em út của tôi được mẹ ruột lập giấy tờ thủ tục cho một diện tích đất và đã được Uỷ ban nhân dân huyện Cầu Kè xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đến ngày 15 tháng 12 năm 2009, em tôi - Thạch Vĩnh San cùng tôi trực tiếp đến văn phòng Uỷ ban nhân dân thị trấn Cầu Kè, em tôi lập tờ uỷ quyền giao cho tôi được toàn quyền thừa hưởng và định đoạt tài sản của em tôi
Chị em tôi đồng ký tên vào giấy uỷ quyền và sổ đăng ký của tư pháp Thị trấn Cầu Kè. Có sự xác nhận chứng kiến, ký tên của đại diện Uỷ ban nhân dân Thị trấn Cầu kè. Qua một thời gian sau em tôi bệnh và mất. Các giấy tờ liên quan tôi hiện có là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, biên lai thu thuế nhà đất, đơn xác nhận độc thân của em tôi và giấy uỷ quyền. Nay tôi muốn đăng ký thừa kế quyền sử dụng đất này thì cần chuẩn bị những giấy tờ gì?
Tôi có một câu hỏi như sau: Tôi có thuê một mảnh đất của Nhà nước trong thời hạn 30 năm, trả tiền hàng năm, được Nhà nước cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tôi xin hỏi là Tôi có thể thế chấp hay không? Nếu được thì căn cứ vào Văn bản nào và thủ tục ra sao?
Gửi ý kiến đến Kỳ họp thứ 8 Quốc hội Khóa XIII, cử tri tỉnh Vĩnh Phúc đề nghị điều chỉnh chính sách theo hướng tất cả những người được tặng thưởng Huân chương kháng chiến đều được miễn, giảm tiền sử dụng đất, người được tặng Huân chương hạng cao được miễn, giảm nhiều, người được tặng Huân chương hạng thấp hơn được miễn giảm thấp hơn để đảm bảo sự công bằng, vì tất cả những người được tặng thưởng Huân chương đều là những người tham gia kháng chiến bảo vệ Tổ quốc.
Hỏi: Gia đình tôi mua một mảnh đất của người bác là anh trai của mẹ tôi. Trong hợp đồng mua bán có ghi rõ gia đình tôi có trách nhiệm hoàn trả hết số tiền trong 5 năm, mỗi năm trả một ít. Nhưng chưa hết thời hạn hợp đồng, bác tôi đã lấn chiếm phần đất bán cho gia đình tôi và đã xây nhà trên đất đó. Vậy gia đình tôi có thể khởi kiện đòi lại đất đó được không và khởi kiện ở đâu?
H.A (Hà Nội),
Anh Nguyễn Kỳ (huyện Hòn Đất) hỏi: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) cấp cho hộ gia đình tôi do cha tôi đứng tên chủ hộ. Những năm sau đó, anh chị em tôi lần lượt có gia đình nên cắt khẩu ra ở riêng. Nay cha mẹ chúng tôi đều đã qua đời, đất hộ gia đình vẫn còn đứng tên cha tôi, nhưng trong gia đình lại không thừa nhận chia cho những người không còn chung hộ khẩu trong hộ gia đình. Việc làm như vậy là đúng hay sai?
Anh Văn Kiện (huyện Vĩnh Thuận) hỏi: Năm 2000 tôi được nhà nước cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (QSDĐ). Trên Giấy chứng nhận đã ghi đúng các dữ kiện về nhân thân như: họ tên, năm sinh, số Chứng minh nhân dân…Vừa qua tôi được Ủy ban nhân dân huyện quyết định cải chính năm sinh từ 1967 thành 1962. Theo Quyết định cải chính, Sổ hộ khẩu và Chứng minh nhân dân của tôi cũng thay đổi năm sinh và số giấy chứng minh nhân dân. Vậy, để được điều chỉnh lại Giấy chứng nhận QSDĐ theo Chứng minh nhân dân tôi phải làm như thế nào?
Anh Phan Em (huyện Châu Thành) hỏi: Vợ chồng tôi sử dụng hai mảnh đất ruộng với diện tích 12.320,5 m2 từ năm 1992, nhưng đến cuối năm 2014 tôi mới có điều kiện làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trong “Sổ hồng” cấp cho vợ chồng tôi (cả hai người cùng đứng tên) ghi “Sử dụng riêng” vào hình thức sử dụng. Tôi không biết việc ghi như vậy đúng hay sai?
Chị Nguyễn Thị Tư ở huyện Hòn Đất hỏi: Cha mẹ tôi cho mỗi anh chị em 5 công rộng (5000 m2) và sử dụng ổn định từ năm 1998 đến nay (không có giấy tờ). Vừa qua tôi phát hiện em tôi đã đi đăng ký và được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) luôn cả phần của tôi. Vậy, để giải quyết được sự việc, tôi nên làm như thế nào? Cơ quan nào có thể cung cấp hồ sơ gốc khi em tôi đi đăng ký GCNQSDĐ?