Nhà tôi có một mảnh đất khoảng 500m2 ở ven sông. Đất này vốn là đất ba tôi khai hoang từ trước những năm 1980 để trồng lúa.
Sau khi ba tôi mất, vợ chồng tôi vẫn tiếp tục cày quốc mở rộng thêm từ đất bồi ven sông và vẫn trồng lúa.
Vào giữa năm 2013, do có chủ trương xây đắp mở rộng lại đê chống lũ cho bà con trong làng, đất ruộng của nhiều hộ có đê đi qua bị UBND xã thu hồi để lấy đất đắp vào đê. Trong đó, những hộ đất có sổ đỏ thì được đền bù, một số hộ khác không có sổ đỏ cũng được đền bù.
Riêng gia đình tôi, mảnh đất đó được khai hoang cày cấy từ lâu, nhưng không nằm trong đất được chia cấp nên không nằm trong đất canh tác ghi trong sổ đỏ. Cũng vì vậy không được đền bù gì mà đất đó vẫn bị UBND lấy để đắp đê.
Vậy, xin hỏi trong trường hợp này chính quyền xã làm như vậy có đúng không? Tôi chân thành cảm ơn.
Hiện nay tôi đang định mua một nhà cấp 4 ở khu cầu Dậu - Linh Đàm. Nhưng đất này hiện này chưa có sổ đỏ.
Chỉ có sổ quyền sử dụng đất nông nghiệp từ năm 1993. Có hồ sơ của thửa đất, có biên lai đóng tiền sử dụng đất. Chủ sử dụng đất đã xây dựng nhà cấp 4 rồi.
Cho tôi hỏi với thông tin trên liệu tôi có nên mua không? Liệu có làm được sổ đỏ không?
Tôi muốn mua 1 lô đất tái định cư chưa có sổ đỏ. Thủ tục mua bán nên như thế nào để có lợi và tăng đảm bảo tính pháp lý đến khi có sổ đỏ?
Tôi đã được giới thiệu lô này qua công ty môi giới.
Vừa qua tôi cũng đã tới tận nơi lô đất đó thì thấy xung quanh đã có nhà xây dựng, có quy hoạch đường sá, điện xong rồi.
Nếu mua mảnh đất thì được ra công chứng. Trong hợp đồng mua bán có ra công chứng được không, tôi nên giữ lại bao nhiêu%?
Đất nhà tôi đang ở có nguồn gốc là đất lấn chiến từ những năm đầu thập niên 80, nay vẫn chưa có sổ đỏ...
Đất nhà tôi đang ở có nguồn gốc là đất lấn chiến từ những năm đầu thập niên 80, nay vẫn chưa có sổ đỏ do không đủ tiền đóng thuế đất (khoảng 100 triệu/200m2), đất không có tranh chấp.
Vậy khi nhà nước giải tỏa, thu hồi thì có được được đền bù không. Và mức đền bù có khác với các nhà lân cận đã có sổ đỏ không?
Cám ơn Luật sư!
Gia đình tôi có đơn xin mượn đất có xác nhận của chính quyền từ năm 1981.
Đến năm 1990 có chính sách bán đất cả dãy khi đó nhà tôi đã làm thủ tục mua và được cấp sổ đỏ. Còn khu đất mượn từ năm 1981 nằm trong khu hành lang lưu thông.
Năm 2010 nhà nước có thu hồi đất làm đường, vậy gia đình tôi có được đền bù chi phí san lấp liên quan đến khu đất mượn đó không?
Chủ đầu tư dự án 1 khu đô thị khi ký hợp đồng với Sở Xây dựng thì trong biên bản hương thảo có quy định tiền sử dụng đất được tính toán như sau:
Lô đất là đất ở liền kề: 9.000.000 đồng/m2
Nhà vườn: 8.000.000 đồng/m2
….
Đất để xây dựng hỗn hợp: 6.000.000 đồng/m2 (tính theo mật độ xây dựng)
Mong Luật sư tư vấn giúp tôi:
Cách tính tiền sử dụng đất như thế nào?
Tính tiền sử dụng đất theo mật độ xây dựng là như thế nào?
Hiện tại chủ đầu tư muốn bán lô đất cho các chủ đầu tư thứ cấp thì cách tính giá bán đất sẽ là như thế nào?
Gia đình tôi có 2 sào đất nông nghiệp nay nhà nước thu hồi để xây dựng công trình nước sạch cho thị trấn.
Theo quy định thì gia đình tôi được đền bù theo giá trong bảng giá đất của UBND tỉnh tại thời có quyết định thu hồi đất.
Nhưng bảng giá đất hiện nay chưa được xây dựng lại theo quy định của luật năm 2013, Nghị định 44/2014/NĐ-CP, Thông tư 36/TT-BTN&MT nên giá quá thấp so với giá thị trường.
Vậy gia đình tôi có được định lại giá đất theo các quy định mới cho sát giá thị trường hay vẫn phải thực hiện theo giá cũ thưa Luật Sư?
Tôi và chị gái ruột đang có ý định là sắp tới chung tiền góp vốn cùng một người bạn để xây nhà nghỉ kinh doanh.
Trên thực tế thì tiền góp do cả tôi và chị tôi cùng bỏ vào với người bạn kia. Tuy nhiên, trong hợp đồng góp vốn và xây dựng thì tôi muốn chỉ để tên của chị mà không có tên tôi vì dù sao cũng là người cùng nhà với nhau.
Nếu làm như vậy thì sau này có xảy ra vấn đề gì liên quan đến giấy tờ thủ tục của nhà nghỉ đó thì có liên quan gì đến tôi không?
Công ty tôi đang triển khai đấu thầu gói thầu hỗn hợp (xây lắp và cung cấp thiết bị) theo hình thức đấu thầu rộng rãi. Giá gói thầu có bao gồm 10% dự phòng.
Chúng tôi tổ chức đấu thầu và xét thầu lựa chọn nhà thầu xếp thứ nhất vào thương thảo, nhà thầu đó có giá dự thầu thấp hơn giá gói thầu.
Tuy nhiên giá dự thầu của nhà thầu theo bảng tính đã chiếm gần hết dự phòng của gói thầu (chủ yếu tăng ở chi phí thiết bị).
Theo tôi hiểu giá trị dự phòng để đề phòng cho trường hợp trượt giá hoặc tăng giảm khối lượng. Tuy nhiên ở đây khối lượng gói thầu không tăng, thời điểm đấu thầu so với phê duyệt dự toán gần nhau -> không bị trượt giá.
Hai bên đã thương thảo hợp đồng và rà soát toàn bộ khối lượng. Kết quả khối lượng và giá trị phần xây lắp thì đảm bảo, giá trị tăng (chiếm vào dự phòng) chủ yếu là do giá thiết bị của nhà thầu chào cao. Nhưng nhà thầu không đồng ý giảm giá thiết bị cung cấp.
Như vậy: Nhà thầu trên có đáp ứng các điều kiện để trúng thầu không? Chủ đầu tư phê duyệt Nhà thầu đó trúng thầu có đúng quy định không? Phần giá trị tăng lên của nhà thầu chiếm vào dự phòng xử lý như thế nào?
Người gửi: Bùi Đình Ngọc
Cha mẹ tôi cư trú trên đất hơn 30 năm nhưng chưa làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nay cha mẹ muốn cho anh em chúng tôi một, hai nền đất trong số đất nói trên thì làm thủ tục như thế nào?
Trường hợp đất lan bồi (chưa có giấy chứng nhận) bị sạt lở, nay bồi đắp trở lại, tôi muốn xin lại phần đất lan bồi này được không? Cần liên hệ cơ quan nào để được giải quyết?
Tôi có một số đất thổ cư cho thuê làm nhà ở hơn 4 năm nay. Hiện nay, hộ thuê đất của tôi đang làm thủ tục chuyển quyền sở hữu nhà cho con. Tôi có quyền ngăn cản không?
Gia đình tôi đang ở trên nền đất thổ cư ngang 9,5m và dài 18m. Khi làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì trong giấy chứng nhận ghi không đúng mục đích sử dụng đất thực tế (đất ở), trường hợp này tôi phải làm sao ?
Chú tôi có đấu thầu canh tác 1 diện tích đồi núi, nay mở đường đi qua diện tích đó, một số người làm trong ban bồi thường muốn chú tôi gây dựng thêm tài sản trên diện tích đó để nhận được nhiều bồi thường hơn sau đó chia phần trăm cho họ. Như vậy có trái luật không?