Tôi có tìm hiểu thông tin về việc quy định của pháp luật về dụng cụ phòng thân là gậy ba khúc, nay tôi muốn biết chính xác về quy định của pháp luật về việc sự dụng gậy 3 khúc. Tôi xin cảm ơn!
Bạn Nguyễn Đức ở Cầu Giấy, Hà Nội hỏi:
Một đảng viên hết hạn hợp đồng lao động ở nước ngoài về nước. Đồng chí này đã làm đủ thủ tục chuyển sinh hoạt đảng về đảng uỷ phường nơi cư trú (ở Hà Nội), sau đó, vào TP. Hồ Chí Minh để tìm việc làm. Do công việc nên đồng chí không thể ra sinh hoạt đảng, đóng đảng phí được. Ba tháng sau trở lại thì chi bộ và đảng uỷ phường đã quyết định xoá tên khỏi danh sách đảng viên vì lý do không tham gia sinh hoạt đảng và không đóng đảng phí ba tháng liền. Đảng viên này rất ân hận về khuyết điểm của mình, đã ra sức phấn đấu, rèn luyện phẩm chất đạo đức 15 năm nay, nhiều năm liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Chi bộ đơn vị công tác mới đã cử đi học lớp cảm tình đảng và 100% đảng viên trong chi bộ biểu quyết đề nghị lên cấp uỷ có thẩm quyền xét kết nạp lại quần chúng này vào Đảng.
Vậy quần chúng này có thuộc trường hợp kết nạp lại không?
Cho em hỏi, bố em đang lĩnh án tù tiền giả, vậy e có lấy chồng công an được không? bạn trai e 1 năm nữa mới có quyết định vào ngành, nhưng chưa biết làm ở phòng ban nào. Em hoang mang quá!
Bạn đọc Nguyễn Phong Ban hỏi như sau:
Người xin vào Đảng đã hết tuổi đoàn (30 tuổi). Hiện nay là giáo viên đang công tác tại một trường có tổ chức Đoàn Thanh niên và Công đoàn cơ sở. Vậy quy trình giới thiệu người này kết nạp vào Đảng như thế nào?
Bạn đọc Lê Thị Bích, ở Đảng bộ Phường Quang Vinh, TP. Thái Nguyên hỏi về vấn đề thôi tham gia cấp ủy:
Do đã đến tuổi nghỉ hưu nên tháng 6/2011, hết nhiệm kỳ UBND phường khóa V, tôi được nghỉ chức danh phó chủ tịch UBND phường và Đảng ủy cũng không cơ cấu tôi tham gia Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ phường khóa mới. Nhưng tại đại hội, các đại biểu đã giới thiệu và bầu tôi vào BCH Đảng bộ phường nhiệm kỳ 2010- 2015. Hiện nay tôi là đảng ủy viên, đại biểu HĐND phường khóa 2011-2012.
Xin hỏi theo quy định thì tôi có thuộc diện phải thôi tham gia Đảng ủy phường không?
Gửi ý kiến đến kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIII, cử tri tỉnh Bến Tre cho rằng những hình thức xử lý quy định tại Điều 36 Nghị định 119/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn trong chăn nuôi là quá nhẹ so với hậu quả, chưa đủ sức răn đe, thuyết phục, ngăn chặn tái phạm. Cử tri đề nghị Chính phủ điều chỉnh tăng hình thức xử phạt các trường hợp vi phạm trong lĩnh vực sử dụng các chất cấm trong chăn nuôi.
Bà Đỗ Thị Khánh Linh (TP. Hồ Chí Minh) đề nghị cơ quan chức năng giải đáp các thắc mắc liên quan đến việc xác nhận trình độ lý luận chính trị theo Quy định số 12-QĐ/TC-TTVH ngày 9/1/2004 của Ban Tổ chức Trung ương và Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương
Bà Linh thắc mắc, các trường hợp được công nhận tương đương trình độ Trung cấp lý luận chính trị theo Quy định số 12-QĐ/TC-TTVH nhưng không có giấy xác nhận thì có cần xin cấp Giấy xác nhận trình độ lý luận chính trị không?
Cán bộ, đảng viên đã học lý luận chính trị ở các trường ngoài hệ thống trường chính trị của Đảng, khi được quy hoạch, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, quản lý có cần phải học lại để lấy bằng Trung cấp lý luận chính trị không?
Tôi vừa tốt nghiệp đại học và đang theo học thạc sỹ của một trường đại học ở Hà Nội. Vậy trường hợp của tôi có được hoãn nghĩa vụ quân sự không? Nguyễn Văn Chuẩn (nguyenvanchuan@gmail.com).
Tôi tham gia chiến đấu tại chiến trường Campuchia, sau đó về phục viên. Tôi được địa phương hướng dẫn làm các thủ tục để hưởng chế độ đối với người tham gia chiến đấu làm nhiệm vụ quốc tế. Tôi muốn luật gia giả thích rõ hơn về địa bàn nơi đóng quân ở vùng nào thì được hưởng chế độ theo chính sách này và cách tính thời gian công tác trong quân đội như thế nào?
Sắp tới, tôi và mấy người bạn đi Lạng Sơn chơi, dự định mua một số thanh kiếm về để treo trang trí trong nhà. Xin hỏi việc chúng tôi mua dao, kiếm để treo trang trí có bị pháp luật coi là tội phạm không?
Thí sinh Trần Thị Khánh Linh (Vĩnh Phúc): Tôi đang chuẩn bị làm hồ sơ đăng ký thi THPT Quốc gia năm 2016. Bố tôi là người tham gia hoạt động cách mạng từ năm 1952 và được Nhà nước tặng Huân chương kháng chiến.
Tôi đã tìm hiểu thông tin và được biết tôi sẽ được hưởng ưu tiên trong xét tuyển đại học, cao đẳng, thuộc đối tượng 03. Nhưng cán bộ trực tiếp nhận hồ sơ tại trường trả lời, nếu bố tôi hoạt động cách mạng trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 và được nhận Huân chương kháng chiến thì tôi mới được hưởng ưu tiên. Tôi xin hỏi, như vậy có đúng không?