Sẽ phạt nặng hành vi sử dụng chất cấm trong chăn nuôi

Gửi ý kiến đến kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIII, cử tri tỉnh Bến Tre cho rằng những hình thức xử lý quy định tại Điều 36 Nghị định 119/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn trong chăn nuôi là quá nhẹ so với hậu quả, chưa đủ sức răn đe, thuyết phục, ngăn chặn tái phạm. Cử tri đề nghị Chính phủ điều chỉnh tăng hình thức xử phạt các trường hợp vi phạm trong lĩnh vực sử dụng các chất cấm trong chăn nuôi.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xin tiếp thu ý kiến của cử tri về các nội dung nêu trên, hiện nay Bộ đã xây dựng kế hoạch sửa đổi văn bản quy phạm pháp luật trong đó có sửa đổi một số nội dung Nghị định 119/2013/NĐ-CP quy định chi tiết các mức vi phạm và nâng mức xử phạt vi phạm hành chính tương xứng với hành vi vi phạm để trình Chính phủ phê duyệt trong năm 2016.

Bộ đã đề nghị Quốc hội khóa XIII chỉnh sửa một số điều Dự án Bộ Luật Hình sự có liên quan đến việc sản xuất, buôn bán, sử dụng hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng trong sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản thực phẩm hoặc trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản để bảo đảm đưa ra được các chế tài đủ mạnh, đủ sức răn đe, ngăn chặn được các hành vi này và đã được Quốc hội thông qua:

Tại điểm a, Khoản 1 Điều 190, tội sản xuất, buôn bán hàng cấm: “Bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Hàng phạm pháp là hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, làm muối, sơ chế, chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản và muối”.

Tại điểm a Khoản 1 Điều 191, tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm có quy định nội dung “Bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Hàng phạm pháp là hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, làm muối, sơ chế, chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản và muối”.

Tại điểm b và điểm c, Khoản 1 Điều 317, tội vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm có quy định nội dung “Bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

b) Sử dụng hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, làm muối, sơ chế, chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản và muối tạo ra dư lượng vượt ngưỡng cho phép trong sản phẩm;

c) Sử dụng các loại hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, chất xử lý cải tạo môi trường ngoài danh mục được phép sử dụng hoặc không rõ nguồn gốc xuất xứ hoặc không đúng quy định trong sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản thực phẩm trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, làm muối tạo ra dư lượng vượt ngưỡng cho phép trong sản phẩm hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi tại điểm này hoặc điểm a khoản này mà còn vi phạm”.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
249 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào