Phạm tội khủng bố theo quy định tại khoản 2 Điều 230a BLHS
Khoản 2 của điều luật quy định người phạm tội trong trường hợp xâm phạm tự do thân thể, sức khỏe hoặc chiếm giữ, làm hư hại tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm, là tội phạm rất nghiêm trọng.
Như đã phân tích ở phần các dấu hiệu khách quan của tội phạm, trường hợp phạm tội này, người phạm tội khủng bố chỉ xâm phạm tự do thân thể, sức khỏe hoặc chiếm giữ, làm hư hại tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Điều luật chỉ quy định xâm phạm tự do thân thể, sức khỏe hoặc chiếm giữ, làm hư hại tài sản, mà không quy định mức độ xâm phạm như thế nào, nên khi quyết định hình phạt, Tòa án cũng cần căn cứ vào từng trường hợp cụ thể để xác định tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi do bị cáo thực hiện.
Ví dụ: người phạm tội bắt, giam, giữ một người nhằm uy hiếp tinh thần của một hoặc vài người khác với trường hợp người phạm tội bắt, giam, giữ hàng chục người gây hoang mang, lo sợ cho hàng trăm người; người phạm tội chiếm giữ nhà của cá nhân trong một ngày thì tính chất, mức độ nguy hiểm khác với trường hợp chiếm giữ cơ quan nhà nước, tổ chức trong một ngày; chiếm giữ càng nhiều ngày thì tính chất, mức độ nguy hiểm càng cao hơn.
Nếu khoản 1 của điều luật phá hủy tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân thì khoản 2 của điều luật chỉ quy định “làm hư hại tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân”. Như vậy, hành vi làm hư hại tài sản ít nghiêm trọng hơn hành vi phá hủy tài sản không chỉ ở tính chất mà còn ít nghiêm trọng hơn ở mức độ thiệt hại.
Tuy nhiên, về mức độ nghiêm trọng (giá trị thiệt hại) có trường hợp người phạm tội chỉ làm hư hại tài sản nhưng giá trị thiệt hại lại lớn hơn giá trị tài sản bị phá hủy. Ví dụ: phá hủy một căn nhà cấp 4 trị giá 50 triệu đồng nhưng làm hư hại một chiếc xe ô tô Mercedes phải sửa chữa hết 400 triệu đồng.
Do đó, khi quyết định hình phạt, Tòa án không chỉ căn cứ vào hành vi làm hư hại, mà còn phải căn cứ vào giá trị tài sản bị hư hại. Tuy nhiên, giá trị tài sản bị hư hại không phải là căn cứ duy nhất để xác định mức hình phạt đối với người phạm tội, mà việc quyết định hình phạt đối với người phạm tội khủng bố còn phải căn cứ vào nhiều yếu tố khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?