Mẫu báo cáo hoạt động y tế lao động 06 tháng/năm tuyến huyện mới nhất 2024?
Mẫu báo cáo hoạt động y tế lao động 06 tháng/năm tuyến huyện mới nhất 2024?
Mẫu báo cáo hoạt động y tế lao động 06 tháng/ năm tuyến huyện mới nhất 2024 là mẫu quy định tại Phụ lục 9 ban hành kèm theo Thông tư 19/2016/TT-BYT
Dưới đây là báo cáo hoạt động y tế lao động 06 tháng/ năm tuyến huyện mới nhất 2024:
Tải báo cáo hoạt động y tế lao động 06 tháng/ năm tuyến huyện mới nhất 2024
Mẫu báo cáo hoạt động y tế lao động 06 tháng/năm tuyến huyện mới nhất 2024? (Hình từ Internet)
Hạn chót gửi báo cáo y tế lao động 6 tháng đầu năm 2025 tuyến huyện là ngày nào?
Căn cứ theo Điều 11 Thông tư 19/2016/TT-BYT quy định về tuyến huyện như sau:
Điều 11. Tuyến huyện
1. Đơn vị và nội dung báo cáo:
a) Trung tâm y tế thực hiện việc báo cáo y tế lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục 9 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc tuyến tỉnh thực hiện việc báo cáo các trường hợp tai nạn lao động được khám và điều trị tại các đơn vị theo mẫu quy định tại Nghị định số 39/2016/NĐ-CP.
2. Đơn vị nhận báo cáo: Sở Y tế.
3. Thời gian gửi báo cáo:
a) Trước ngày 10 tháng 7 hằng năm đối với báo cáo 6 tháng đầu năm;
b) Trước ngày 15 tháng 01 năm tiếp theo đối với báo cáo năm.
Theo đó, thời gian để gửi báo cáo y tế lao động tuyến huyện như sau:
- Trước ngày 10 tháng 7 hằng năm đối với báo cáo 6 tháng đầu năm;
- Trước ngày 15 tháng 01 năm tiếp theo đối với báo cáo năm.
Như vậy, hạn chót gửi báo cáo y tế lao động 6 tháng đầu năm 2025 tuyến huyện là trước ngày 10 tháng 7 năm 2025.
Nội dung quản lý vệ sinh lao động tại cơ sở lao động gồm những gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 1 Thông tư 19/2016/TT-BYT quy định về nội dung quản lý vệ sinh lao động như sau:
Điều 1. Nội dung quản lý vệ sinh lao động
1. Nội dung quản lý vệ sinh lao động tại cơ sở lao động bao gồm:
a) Lập và cập nhật hồ sơ vệ sinh lao động của cơ sở lao động;
b) Quan trắc môi trường lao động;
c) Khám sức khỏe trước khi bố trí việc làm, khám sức khỏe định kỳ, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp và khám định kỳ bệnh nghề nghiệp;
d) Kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những ảnh hưởng của yếu tố có hại trong môi trường lao động đối với sức khỏe;
đ) Vệ sinh phòng chống dịch bệnh, bảo đảm an toàn thực phẩm, nâng cao sức khỏe tại nơi làm việc;
e) Bảo đảm đáp ứng yêu cầu về công trình vệ sinh, phúc lợi tại nơi làm việc quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này;
g) Tổ chức lực lượng sơ cứu, cấp cứu tai nạn lao động tại nơi làm việc (sau đây gọi tắt là sơ cứu, cấp cứu) và bảo đảm trang thiết bị sơ cứu, cấp cứu.
2. Hằng năm, cơ sở lao động sản xuất kinh doanh phải xây dựng nội dung quản lý vệ sinh lao động, quản lý sức khỏe người lao động trong kế hoạch an toàn vệ sinh lao động đối với cơ sở.
Theo đó, nội dung quản lý vệ sinh lao động tại cơ sở lao động bao gồm:
- Lập và cập nhật hồ sơ vệ sinh lao động của cơ sở lao động;
- Quan trắc môi trường lao động;
- Khám sức khỏe trước khi bố trí việc làm, khám sức khỏe định kỳ, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp và khám định kỳ bệnh nghề nghiệp;
- Kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những ảnh hưởng của yếu tố có hại trong môi trường lao động đối với sức khỏe;
- Vệ sinh phòng chống dịch bệnh, bảo đảm an toàn thực phẩm, nâng cao sức khỏe tại nơi làm việc;
- Bảo đảm đáp ứng yêu cầu về công trình vệ sinh, phúc lợi tại nơi làm việc;
- Tổ chức lực lượng sơ cứu, cấp cứu tai nạn lao động tại nơi làm việc (sau đây gọi tắt là sơ cứu, cấp cứu) và bảo đảm trang thiết bị sơ cứu, cấp cứu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo thành tích cá nhân của Phó hiệu trưởng mới nhất năm 2024?
- Hướng dẫn xóa thí sinh khỏi danh sách Vòng 6 Trạng Nguyên Tiếng Việt tại quantri.trangnguyen.edu.vn?
- Tháng 10 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Tháng 10 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 10 âm lịch năm 2024 có sự kiện gì?
- Cách viết trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
- Giám đốc BHXH cấp tỉnh có quyền xử phạt hành vi cho mượn thẻ bảo hiểm y tế không?