Viên chức quản lý

Viên chức quản lý đang được điều chỉnh bằng những Căn cứ pháp lý sau đây:
Hỏi đáp pháp luật Xử lý viên chức quản lý không hoàn thành nhiệm vụ

Viên chức quản lý không hoàn thành nhiệm vụ bị xử lý như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Như Quỳnh hiện đang sống và làm việc Lâm Đồng. Tôi hiện đang tìm hiểu về việc xử lý kỷ luật viên chức. Vậy Ban biên tập cho tôi hỏi viên chức quản lý không hoàn thành nhiệm vụ bị xử lý như thế nào? Vấn đề này được quy định cụ thể tại văn bản nào? Mong Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Chân thành cảm ơn và chúc sức khỏe Ban biên tập. 

Hỏi đáp pháp luật Tiêu chí phân loại đánh giá viên chức quản lý ở mức không hoàn thành nhiệm vụ

Tiêu chí nào để phân loại đánh giá viên chức quản lý ở mức không hoàn thành nhiệm vụ? Và văn bản pháp luật nào quy định về điều này? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi tên là Tuấn Minh (email: minh***gmail.com). Hiện ở cơ quan tôi có một viên chức quản lý bị đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ. Tôi thắc mắc việc đánh giá này dựa trên những tiêu chí nào? Rất mong nhận được sự tư vấn từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn.

Hỏi đáp pháp luật Thành phần Hội đồng kỷ luật đối với viên chức quản lý được quy định như thế nào?

Thành phần Hội đồng kỷ luật đối với viên chức quản lý được quy định như thế nào? Và căn cứ pháp lý ở đâu? Xin chào và chúc sức khoẻ các anh chị trong Ban biên tập Thư Ký Luật, em tên là Nguyễn Thanh Phương (phuo***@gmail.com, 24 tuổi). Em vừa mới tốt nghiệp ngành sư phạm tiếng Anh và muốn thi tuyển viên chức giáo dục ở tỉnh. Em thắc mắc: Hội đồng kỷ luật đối với viên chức quản lý được quy định ra sao? Xin Ban biên tập tư vấn giúp, chân thành cảm ơn.

Hỏi đáp pháp luật Tiêu chí phân loại đánh giá viên chức quản lý ở mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

Tiêu chí phân loại đánh giá viên chức quản lý ở mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được quy định như thế nào? Và văn bản pháp luật nào quy định về điều này? Chào các anh chị trong Ban biên tập Thư Ký Luật, em tên là Diễm Trang (email: tran***gmail.com). Bố em hiện đang là viên chức, làm Phó hiệu trưởng của một trường cấp 3. Em muốn nhờ Ban biên tập tư vấn giúp: viên chức quản lý được đánh giá ở mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ dựa trên tiêu chí nào? Rất mong nhận được sự tư vấn từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn.

Hỏi đáp pháp luật Tiêu chí phân loại đánh giá viên chức quản lý ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ

Tiêu chí nào để phân loại đánh giá viên chức quản lý ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ? Và văn bản pháp luật nào quy định về điều này? Em tên là Trần Thanh Hằng (email: han***gmail.com), hiện đang là sinh viên năm 2 Trường Đại học Nguyễn Tất Thành. Em đang có một vấn đề thắc mắc rất mong nhận được sự tư vấn từ Ban biên tập: viên chức quản lý được đánh giá ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ dựa trên tiêu chí nào? Rất mong nhận được sự tư vấn từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn.

Hỏi đáp pháp luật Tiêu chí phân loại đánh giá viên chức quản lý ở mức hoàn thành nhiệm vụ

Tiêu chí phân loại đánh giá viên chức quản lý ở mức hoàn thành nhiệm vụ được quy định như thế nào? Và được quy định cụ thể ở đâu? Đây là câu hỏi mà em muốn nhờ các anh chị trong Ban biên tập Thư Ký Luật tư vấn giúp. Em xin chân thành cảm ơn. Em là Nguyễn Việt Hương (email: hai***gmail.com), đang là sinh viên năm 2.

Hỏi đáp pháp luật Hệ số lương của người lao động thấp hơn viên chức quản lý
Công ty của ông Lâm Bảo Vân (tnxpvan@...) đang xây dựng thang, bảng lương theo Thông tư số 17/2015/TT-BLĐTBXH ngày 22/4/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Ông Vân đề nghị cơ quan chức năng giải đáp một số vướng mắc liên quan. Bộ LĐTBXH trả lời về điều chỉnh mức lương tối đa Khoản 3, Điều 7 của Thông tư quy định: “Mức lương cao nhất áp dụng đối với chức danh quản lý hoặc chức danh, công việc yêu cầu trình độ chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ cao nhất trong công ty. Công ty căn cứ hệ số lương của viên chức quản lý theo hạng công ty được xếp tại Phụ lục số I ban hành kèm theo Nghị định số 51/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ để so sánh, xác định hệ số lương cao nhất khi xây dựng thang lương, bảng lương, bảo đảm hệ số lương của người lao động thấp hơn hệ số lương của viên chức quản lý, trừ một số lao động chuyên môn, kỹ thuật cao, chuyên gia, nghệ nhân của công ty”. Ông Vân hỏi, khi xây dựng mức lương của người lao động có bị khống chế mức lương đối với viên chức quản lý điều hành không? Ví dụ: Công ty ông Vân là doanh nghiệp hạng 3, hệ số lương căn cứ đóng BHXH của ban quản lý điều hành cụ thể sau : Giám đốc có 2 bậc: bậc 1: 5,32 và bậc 2: 5,65 Phó Giám đốc 2 bậc: bậc 1: 4,66 và bậc 2: 4,99 Kế toán trưởng 2 bậc: bậc 1: 4,32 và bậc 2: 4,66 Khi doanh nghiệp có lãi thì hưởng mức lương: Giám đốc 21 triệu đồng, Phó Giám đốc 18.000.000 đồng, Kế toán trưởng 16.000.000 đồng. Khi doanh nghiệp không có lãi hoặc lỗ sẽ chuyển về hưởng lương cơ sở của Nhà nước là lấy hệ số nhân với mức lương cơ sở như hiện nay 1.150.000 đồng. Khi xây dựng tiền lương, căn cứ đóng BHXH cho người lao động theo mức lương tối thiểu vùng. Nếu doanh nghiệp lỗ hoặc không có lãi thì tiền lương của người lao động hưởng căn cứ vào thang bảng lương do doanh nghiệp tự xây dựng. Lúc đó một số người lao động cụ thể là trưởng, phó phòng, những chức danh công việc quản lý tiền lương hưởng sẽ cao hơn ban quản lý điều hành, mặt khác mức lương đóng BHXH của người lao động cũng có thể cao hơn ban quản lý điều hành. Như vậy có phù hợp không? Bởi vì người lao động làm việc theo hợp đồng, tiền lương căn cứ vào thang bảng lương theo mức tối thiểu vùng, còn ban quản lý điều hành là viên chức, hưởng lương hệ số theo Nhà nước quy định. Nếu xây dựng mức tiền lương đóng BHXH người lao động cao hơn viên chức quản lý như thế có phù hợp không? Ông Vân cũng muốn được biết, từ ngày 1/1/2016 có bắt buộc các doanh nghiệp phải đóng BHXH theo thang bảng lương tự xây dựng không? Nếu bắt buộc như vậy mức lương đóng BHXH sẽ chuyển sang đóng bằng tiền, căn cứ vào thang bảng lương công ty tự xây dựng không còn đóng theo hệ số, có đúng không? Nếu doanh nghiệp vẫn áp dụng hệ số lương (x) mức lương cơ sở hiện nay (1.150.000 đồng) làm cơ sở đóng BHXH cho người lao động, nhưng vẫn bảo đảm thu nhập người lao động bằng hoặc cao hơn mức lương tối thiểu vùng, như vậy có đúng không?
Hỏi đáp pháp luật Thẩm quyền đánh giá, phân loại viên chức quản lý

Theo Luật Viên chức, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập có trách nhiệm tổ chức việc đánh giá viên chức thuộc thẩm quyền quản lý và người có thẩm quyền bổ nhiệm chịu trách nhiệm đánh giá viên chức quản lý trong đơn vị của mình. Theo phản ánh của ông Thiều Quang Phi Hùng, Phó Giám đốc Trung tâm Quan trắc môi trường tỉnh Sơn La, Trung tâm Quan trắc môi trường là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Sơn La. Căn cứ Điều 13 Luật Viên chức, việc đánh giá viên chức quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập đối với trường hợp ông Hùng thuộc thẩm quyền của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường. Tuy nhiên, theo Điều 24 Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 9/6/2015 của Chính phủ về việc đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức thì việc đánh giá viên chức đối với trường hợp ông Hùng lại thuộc thẩm quyền của Giám đốc Trung tâm Quan trắc môi trường. Ông Hùng đề nghị cơ quan chức năng giải đáp về thẩm quyền đánh giá viên chức đối với trường hợp của ông.

Hỏi đáp pháp luật Xếp lương đối với viên chức quản lý

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn Tổng công ty Giấy Việt Nam việc xếp lương đối với viên chức quản lý các đơn vị hạch toán phụ thuộc Tổng công ty.

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào