Viên chức quản lý được xếp lương theo hạng Công ty
Xếp hạng công ty cổ phần
Theo quy định tại điểm 2, mục IV Thông tư liên tịch số 23/2005/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 31/8/2005 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính thì các doanh nghiệp nhà nước hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác được vận dụng các quy định tại Thông tư này để thực hiện việc xếp hạng và khi thực hiện việc xếp hạng (kể cả doanh nghiệp hạng I) không phải thực hiện thủ tục đăng ký với liên Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính hoặc trình cơ quan nhà nước quyết định hạng.
Tuy nhiên, khi vận dụng phải thực hiện theo đúng các quy định của Thông tư liên tịch số 23/2005/TTLT-BLĐTBXH-BTC, việc định hạng công ty do Hội đồng quản trị (HĐQT) công ty quyết định. Khi đăng ký thang lương, bảng lương của viên chức quản lý công ty với cơ quan quản lý nhà nước về lao động tại địa phương, công ty phải gửi kèm hồ sơ kết quả xếp hạng công ty để cơ quan quản lý nhà nước về lao động tại địa phương kiểm tra, rà soát.
Trường hợp kết quả xếp hạng công ty không đúng theo quy định thì cơ quan quản lý nhà nước về lao động tại địa phương yêu cầu công ty định hạng lại theo đúng quy định của nhà nước, sau đó phải đăng ký lại cùng với thang lương, bảng lương của người lao động.
Riêng đối với công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu (kể cả đối với công ty TNHH một thành viên do công ty mẹ của tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước làm chủ sở hữu 100% vốn điều lệ chuyển đổi sang công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu) thực hiện theo quy định của Thông tư liên tịch số 23/2005/TTLT-BLĐTBXH-BTC.
Xếp lương đối với thành viên chuyên trách HĐQT
Đối với Chủ tịch và thành viên chuyên trách HĐQT thì việc xếp lương được thực hiện theo quy định tại mục III, Thông tư liên tịch số 23/2005/TTLT-BLĐTBXH-BTC. Việc xếp lương theo nguyên tắc, công ty được xếp hạng nào thì tuỳ theo chức danh đảm nhận để xếp lương tương ứng với hạng đó theo bảng lương của thành viên chuyên trách HĐQT hoặc theo bảng lương của Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng. Khi hạng công ty thay đổi (nâng hạng hoặc xuống hạng) thì việc xếp lương cũng được thay đổi theo
Trường hợp, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc, Giám đốc thì được xếp lương theo chức danh Chủ tịch HĐQT.
Đóng, hưởng bảo hiểm xã hội
Theo Thông tư số 03/2007/TT-BLĐTBXH ngày 30/1/2007 và Thông tư số 06/2010/TT-BLĐTBXH ngày 7/4/2010 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội thì công ty cổ phần và công ty TNHH hai thành viên trở lên được chuyển đổi từ công ty nhà nước tiếp tục vận dụng thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp lương do Nhà nước quy định đối với công ty nhà nước thì áp dụng mức lương tối thiểu chung để tính các mức lương trong thang lương, bảng lương làm căn cứ tính đóng bảo hiểm xã hội và được áp dụng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại khoản 4, mục IV phần B Thông tư 03/2007/TT-BLĐTBXH nêu trên để tính lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu và bảo hiểm xã hội một lần.
Đối với doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác đang vận dụng thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp lương do Nhà nước quy định đối với công ty nhà nước thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng để tính các mức lương trong thang lương, bảng lương làm căn cứ tính đóng bảo hiểm xã hội và áp dụng mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại khoản 5, Thông tư19/2008/TT-BLĐTBXH ngày 23/9/2008 sửa đổi, bổ sung Thông tư 03/2007/TT-BLĐTBXH nêu trên để tính hưởng bảo hiểm xã hội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?