Kỷ luật sa thải được áp dụng đối với người lao động trong những trường hợp nào?
Người lao động
Kỷ luật sa thải được áp dụng đối với người lao động trong những trường hợp nào?
Em có một vấn đề nữa xin được tư vấn ạ: Công ty em có tổ chức đào tạo thêm cho NLĐ tùy theo vị trí công việc. Vậy theo Luật LĐ 2012, khi người lao động bị kỷ luật sa thải có phải hoàn trả lại chi phí đào tạo không? Xin nêu luôn văn bản hướng dẫn cho em với ạ. Em xin cám ơn luật sư và các thành viên.
Xin luật sư cho biết: công ty em muốn sa thải người lao động vì lý do vi phạm kỷ luật và gây thiệt hại về lợi ích của công ty theo khoản 1 điều 126 BLLĐ. Nhưng người lao động đang có thai tháng thứ 03 có được không ạ? Em không thấy điều nào nói về không được sa thải người lao động khi đang mang thai cả? Xin cảm ơn luật sư!
Công ty tôi có sa thải một người lao động vì anh này đã vi phạm kỷ luật 3 lần, 2 lần đầu là do may sai hàng hóa nhiều, lần thứ 3 là do anh ta báo cáo sản lượng may cao hơn thực tế mà anh ta may được (để lãnh được nhiều lương hơn, vì Công ty áp dụng hình thức khoán sản phẩm). Tuy nhiên, khi sa thải thì Công ty lại không báo trước cho anh ta 30 ngày (vì đã ký hợp đồng lao động 1 năm). Trong biên bản vi phạm thì anh này lại không chịu ký. Tuy nhiên, có tổ trưởng và người phân phối hàng làm chứng (có bản tường trình). Trong phiên họp xét kỷ luật bao gồm: Đại diện lãnh đạo Nhà máy, Chủ tịch Công Đoàn cơ sở, Người lập biên bản và những người làm chứng (không có người vi phạm kỷ luật), sau khi dò hỏi các tổ trưởng thì không tổ nào chịu nhận anh này về làm ở tổ mình. vì vậy, cuộc họp đã đi đến kết luận "chấm dứt hợp đồng lao động" với anh này vì vi phạm kỷ luật nhiều lần, vi phạm vào điều lấy cắp tài sản của Công ty. Khi anh này làm đơn khiếu nại lên Liên đoàn Lao động huyện, Công ty đã cử người lên giải quyết bằng 2 cách: Cách 1: Đền bù cho anh này một tháng lương theo mức bình quân thực lãnh. Cách 2: Nhận anh này vào làm việc trở lại và trả luôn tiền lương thực lãnh cho anh này trong thời gian bị sa thải trên. Tuy nhiên, cả 2 cách anh này đều không chịu mà chỉ khăng khăng đòi Công ty phải trả cho anh ta 8,5 tháng lương thực lãnh (bởi vì hợp đồng lao động còn 8,5 tháng nữa. Cuộc thương lượng bất thành, cuối cùng anh này lại gửi đơn lên Liên đoàn Lao động tỉnh. Xin Luật sư cho biết Công ty phải giải quyết như thế nào cho hợp lý.
Tôi muốn nhờ LS tư vấn cho tôi như sau: Theo thông tư 121 BTC/2012 thì Thành viên BKS không thể là kế toán. TV BKS công ty tôi là kế toán nên đã chọn làm BKS và thôi làm kế toán. Tuy nhiên, HĐLĐ chỉ có ký là làm kế toán. Vậy tôi sẽ phải xử lý NLĐ này như thế nào và dựa trên điều luật nào? 1. Điều 17 LLĐ thì nói khi thay đổi cơ cấu, phải đào tại lại NLĐ. Tuy nhiên trong điều 11 nghị định 39 lại ghi rõ các điều kiện khi thay đổi cơ cấu và ko có muc thay đổi thông tư chính sách 2. Khoản c điều 38 LLĐ thì nói rằng có thể sa thải khi có những điều khác theo quy định của pháp luật. Theo điều 12 nghị định 44 NĐCP thì có nêu rõ quy đinh khác của PL là khi có chính sách thay đổi từ cấp tỉnh trở lên. Vậy tôi phải áp dụng điều nào?