Giáo viên mầm non người nước ngoài phải có ít nhất 5 năm kinh nghiệm đúng không?
Giáo viên mầm non người nước ngoài phải có ít nhất 5 năm kinh nghiệm đúng không?
GD&TĐ - Chúng tôi là giáo viên mầm non dạy hợp đồng ở Hà Nội từ năm 2005, có tham gia đóng bảo hiểm xã hội trong thời gian làm việc. Năm 2014, chúng tôi có tham gia kỳ thi tuyển dụng viên chức. Một số giáo viên sinh con thứ ba đã không trúng tuyển. Có văn bản nào quy định nào giáo viên sinh con thứ ba sẽ không được xét đặc cách hay không? Quy định của Nhà nước về xét tuyển đặc cách đối với giáo viên mầm non là như thế nào? - (nguyenminhhuong***@gmail.com).
Tôi là giáo viên dạy mầm non từ năm 1988. Đến năm 1995 được đóng bảo hiểm xã hội. Năm 2002 được bổ nhiệm Phó hiệu trưởng và năm 2004 được hưởng biên chế. Vậy tôi có được hưởng chế độ chính sách giáo viên theo quy định tại Điểm b, Khoản 1, Điều 6 Thông tư số: 09/2013/TTLT-BGDĐT- BTC- BNV ngày 11/3/2013 của liên Bộ GD&ĐT, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ không? – Nguyễn Thị Thanh Hà (mntienhuong.bxvp@gmail.com).
Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non như thế nào?
Giáo viên mầm non công tác trước năm 1995 có được trợ cấp để hưởng lương hưu hay không?
Trường mầm non tôi đang dạy, sau giờ buổi chiều các phụ huynh đón trẻ, hiệu trưởng thường yêu cầu giáo viên chúng tôi thường phải ở lại để vệ sinh phòng học, sân, vườn trường và toilet. Ai về sớm phải xin phép có lý do nếu không sẽ bị chấm vào bảng thi đua của nhà trường. Xin được nhà trường làm như vậy có đúng với nhiệm vụ của giáo viên hay không? – Nguyễn Trần Thảo Ly (ntthaoly***@gmail.com).
Bà Nguyễn Thị Sen (tỉnh Nam Định) sinh năm 1958, trước đây là giáo viên trường Mầm non Nghĩa Tân (Nghĩa Hưng, Nam Định). Bà Sen có 20 năm tham gia BHXH, trong đó có 18 năm 4 tháng tham gia BHXH bắt buộc, hưởng chế độ hưu trí từ ngày 1/1/2015. Vừa qua, BHXH tỉnh Nam Định đã tính chế độ hưởng lương hưu hàng tháng đối với trường hợp của bà Sen như sau: Mức bình quân tiền lương làm căn cứ tính lương hưu là 646.016 đồng/tháng, tỷ lệ tính lương hưu là 60%, mức hưởng là 387.609 đồng/tháng. Bà Sen muốn được biết, BHXH tỉnh Nam Định tính hưởng chế độ hưu trường hợp của bà như vậy có đúng quy định?
Năm 1979, mẹ của ông Nguyễn Ngọc Sơn (tỉnh Ninh Bình) bắt đầu làm giáo viên mẫu giáo của xã Yên Nhân, đến năm 1980 được cử đi học sư phạm mẫu giáo tỉnh Hà Nam Ninh (hệ chính quy 7+1). Năm 1987 mẹ ông làm Phó Trưởng ban phụ trách chuyên môn mẫu giáo xã Yên Nhân. Năm 1997 mẹ ông Sơn làm Trưởng ban chuyên trách mầm non xã Yên Đồng. Tháng 1/1995 mẹ ông bắt đầu tham gia BHXH, năm 1998 học trung cấp mầm non hệ tại chức (nhận bằng năm 2000). Đến năm 2001 mẹ ông được quyết định là hiệu trưởng.trường Mầm non xã Yên Đồng. Thực hiện theo Quyết định số 60/2011/QĐ-TTg, mẹ ông Sơn được xếp lại bậc lương và được tính từ khi có bằng trung cấp (năm 2000), bị trừ thời gian tập sự là 6 tháng. Ông Sơn muốn biết, việc chuyển xếp lương như vậy có đúng chế độ không?
Tháng 9/2003 tôi là giáo viên hợp đồng của trường mầm non bán công (nay đã chuyển sang trường công lập). Hiện tôi đã vào biên chế chính thức của ngành Giáo dục và có trình độ trung cấp sư phạm mầm non. Xin được hỏi quá trình xếp lương và nâng lương của tôi được tính như thế nào? – Trương Quỳnh Anh (truongquynhanh***@gmail.com).
Tôi và nhiều giáo viên mầm non rất mong luật gia trao đổi thêm những thông tin về chế độ, chính sách đối với giáo viên mầm non về đóng Bảo hiểm xã hội (BHXH) để hưởng chế độ hưu trí sau này.
Tôi là giáo viên mầm non, ngày chủ nhật vừa rồi, tôi đi chơi nhà bạn ở Thành phố Hồ Chí Minh, nghe bạn tôi nói giáo viên mầm non được truy đóng BHXH để sau này hưởng chế độ, có đúng không?
Tôi là giáo viên mầm non. Đến năm 2013, tôi đủ tuổi nghỉ hưu nhưng về năm đóng BHXH thì chưa đủ. Tôi xin luật gia giải thích các chế độ của Nhà nước về đóng BHXH đối với giáo viên mầm non như tôi.
Chúng tôi là giáo viên mầm non ở Đông Triều. Chúng tôi vào ngành năm 1989, học trung cấp năm 1996, tốt nghiệp năm 1998, đóng bảo hiểm năm 1995, tốt nghiệp đại học 15 tháng 3 năm 2011. Tháng 12 vừa qua, chúng tôi thi công chức và đã trúng tuyển. Vậy lương của chúng tôi được tính như thế nào và cụ thể là bậc mấy đại học? Sở dĩ chúng tôi hỏi vì nhiều người có kết quả tính khác nhau, chúng tôi không viết như thế nào là đúng.
Giáo viên mầm non có bắt buộc phải di dạy hè hay không? Nếu nghỉ có bị hạ thi đua hay không? Xin cho biết cụ thể?
Chúng tôi được biết Nhà nước mới có quy định về hỗ trợ một phần kinh phí đóng BHXH tự nguyện đối với giáo viên mầm non có thời gian công tác trước năm 1995 nhưng chưa đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí. Xin hỏi mức hỗ trợ và thời gian hỗ trợ cụ thể là bao nhiêu? Được thực hiện như thế nào?
Thưa quý anh/ chị. Em muốn hỏi một việc như sau: Tại sai số giáo viên mầm non biên chế tháng 6/2012 thì bậc lương được ăn theo bằng cấp cao nhất tại thời điểm tuyển dụng, còn lần này theo thông tư 09 thì bậc lương không được xếp như vậy. Mà so những giáo viên biên chế đó thì được truy thu từ tháng 1 đến tháng 5 thì bậc lương cũng xấp như những giáo viên ăn theo thông tư 09. Còn sau vẫn được ăn theo bằng cấp tại thời điểm biên chế. Như vậy có công bằng cho giáo viên không? Thiết nghĩ xếp bậc lương phải theo quy định, nhưng dạy trong ngành mà xếp lương lại có sự khác nhau. Em xin chân thành cám ơn!
Hiện nay chúng tôi đã nhận được thông tư số 20/2015/TTLT-BGDĐT-BNV Quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non. Trong đó có nói đến việc thăng hạng từ chức danh nghề nghiệp từ hạng thấp lên hạng cao hơn sau khi cấp thẩm quyền ký quyết định chuyển từ ngạch viên chức sang chức danh nghề nghiệp. Vậy sau khi chuyển xong, giáo viên mầm non chúng tôi được thăng hạng chức danh bằng hình thức thi tuyển hay hình thức xét tuyển? Đối với những đồng chí cán bộ quản lý, giáo viên chưa có trình độ ngoại ngữ bậc 2 thì giải quyết như thế nào? Xin cảm ơn!
Tôi đã thi tuyển đỗ viên chức ngành giáo dục Hà Nội đợt vừa qua. Cho tôi hỏi là thời gian tập sự đối với giáo viên mầm non kể từ ngày có quyết định trúng tuyển là bao nhiêu lâu? Tôi có trình độ Đại học Sư phạm. Người hỏi: NhuQuynh ( 09:18 11/09/2014)
Hiện nay, em đang là giáo viên của trường mầm non tại Hải Phòng. Em đã kí hợp đồng làm việc với trường theo năm, hàng tháng số tiền đóng BHXH là 700.000 đồng. Mới đây trường có hỗ trợ đóng BHXH cho 5 giáo viên vào trường cùng đợt như em và cũng chỉ có hợp đồng trường (chưa có trợ cấp thành phố) Em có hỏi kế toán tại sao em không được nhận trợ cấp mà vẫn phải đóng số tiền bảo hiểm mỗi tháng là 700.000? Kế toán trả lời là trường không có đủ tiền để hỗ trợ. Vậy cho em hỏi trường hợp của em có qui định nào về hỗ trợ tiền bảo hiểm không? Em xin chân thành cảm ơn!
Tôi có đọc được câu trả lời của Sở Nội vụ Hà Nội về việc Hà Nội chưa tính lương giáo viên mầm non theo bằng cho giáo viên thi đỗ vào kì tuyển dụng năm 2011như sau: “Theo Quyết định số 2957/QĐ-UBND ngày 22/6/2011 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về việc phê duyệt Kế hoạch tuyển dụng viên chức làm việc tại các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học, THCS công lập trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND quận, huyện, thị xã của Hà Nội năm 2011 thì chỉ tiêu tuyển dụng: ngạch giáo viên mầm non - mã ngạch 15.115 (giáo viên mầm non đạt chuẩn, giáo viên có trình độ trung cấp); Việc trả lương cho viên chức không chỉ căn cứ vào bằng cấp mà căn cứ vào các tiêu chuẩn của ngạch viên chức (trong đó có tiêu chuẩn về trình độ). Như vậy dù bạn có trình độ đại học nhưng đăng ký dự tuyển vào ngạch giáo viên mầm non đạt chuẩn (mã ngạch 15.115) thì đương nhiên được hưởng lương ở mã ngạch đó là đúng." Vậy tôi có thể tạm hiểu tiêu chuẩn của giáo viên mầm non tại Hà Nội là có bằng trung cấp. Năm 2005 Bộ Nội Vụ có Quyết định số 61/2005/QĐ-BNV về việc ban hành tạm thời chức danh và mã số ngạch một số ngạch viên chức ngành giáo dục và đào tạo. Trong đó có có chức danh Giáo viên mầm non chính (trình độ cao đẳng) mã số 15a.260 và Giáo viên mầm non cao cấp (trình độ đại học) mã số 15a.205. Tôi được biết ngay sau đó đa số các tỉnh thành (tôi dẫn chứng các tỉnh nơi các bạn đồng khoá đại học với tôi Ninh Bình, Thái Nguyên, ngay cả Hà Giang một tỉnh biên giới) đã thực hiện quyết định này. Nghĩa là ngoài việc tuyển dụng và tính lương theo giáo chuẩn là trung cấp họ đã xếp các chức danh cho giáo viên trên chuẩn: giáo viên mầm non chính và giáo viên mầm non cao cấp để họ được hưởng các chính sách ưu đãi đúng với trình độ của họ. Tôi cũng hiểu quyết định này của sở nhằm mục đính khuyến khích nâng cao trình độ cho viên chức mầm non. Nhưng xã hội hiện nay có quá nhiều yếu tố đặt lên trên lòng yêu nghề hay nhiệt huyết, chính vì vậy nhà nước mới cần đến những chính sách ưu tiên hay khuyến khích. Và cũng bởi vậy tôi thấy không có lí do gì để ngay từ khi chọn nghề chọn trường các giáo viên mầm non tương lai ở Hà Nội phải chọn các trường Cao đẳng hay Đại học để rèn học tập. Hiện nay tôi được biết Thông tư số 20/2015/TTLT-BGD ĐT-BNV Thông tư liên tịch Quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non đã có hiệu lực kể từ ngày 1/11/2015 Theo như thông tư này: "1. Thông tư liên tịch này quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương theo chức danh nghề nghiệp đối với giáo viên mầm non trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, bao gồm: trường mầm non, trường mẫu giáo, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập (gọi chung là trường mầm non) 2. Thông tư liên tịch này áp dụng đối với viên chức là giáo viên mầm non trong các trường mầm non công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân." Vậy tôi rất mong Sở Nội Vụ Hà Nội trả lời cho tôi 2 câu hỏi sau: 1. Khi nào các viên chức mầm non tại Hà Nội được áp dụng thông tư này? Hay Hà Nội vẫn áp dụng quyết định của thành phố và không có gì thay đổi? 2. Theo như tôi được biết kì tuyển dụng viên chức giáo dục năm 2015 của thành phố Hà Nội có vị trí giáo viên mầm non mã ngạch 15.115. Vậy cho hỏi nếu Hà Nội rà soát và thực hiện đúng như thông tư này thì viên chức mới trúng tuyển (đang trong thời gian tập sự) có được áp dụng hay không? Người hỏi: Mai Sim ( 23:21 06/12/2015)