Thăng hạng viên chức giáo viên mầm non
Vấn đề bạn hỏi chúng tôi xin trả lời như sau:
Theo quy định tại Thông tư số 20/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 14/9/2015 của Bộ Giáo dục-Đào tạo và Bộ Nội vụ, giáo viên mầm non được phân thành 3 hạng theo chức danh nghề nghiệp: Giáo viên mầm non hạng II, hạng III, hạng IV. Khi bổ nhiệm từ ngạch viên chức hiện giữ sang chức danh nghề nghiệp giáo viên tương ứng không được kết hợp nâng bậc lương hoặc thăng hạng chức danh nghề nghiệp.
Sau khi được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp mới, viên chức phải tự học tập, bồi dưỡng để đạt được những tiêu chuẩn quy định của hạng chức danh nghề nghiệp được bổ nhiệm.
Để được thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp (theo quy định tại Thông tư số 12/2012/TT-BNV ngày 18/12/2012 của Bộ Nội vụ), viên chức phải đáp ứng đủ Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của hạng chức danh nghề nghiệp hiện giữ và hạng chức danh nghề nghiệp cao hơn liền kề (trong đó về thời gian, phải được cấp có thẩm quyền bổ nhiệm vào hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên hiện giữ ít nhất từ đủ 01 năm trở lên tùy theo hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên cụ thể). Việc thăng hạng chức danh nghề nghiệp căn cứ vào vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp, nhu cầu của đơn vị.
(Tương tự như trên đối với hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học, THCS, THPT tại các Thông tư liên tịch số 21/2015/TTLT-BGDĐT-BNV; Thông tư số 22/2015/TTLT-BGDĐT-BNV, Thông tư số 23/2015/TTLT-BGDĐT-BNV).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ thành lập cơ sở giáo dục mầm non độc lập công lập bao gồm gì?
- Người giữ chức vụ chỉ huy ban chỉ huy quân sự cấp xã bị đình chỉ công tác có được tính hưởng phụ cấp thâm niên không?
- Cá nhân là thành viên hợp tác xã được phân phối lợi nhuận thì tính thuế thu nhập cá nhân như thế nào?
- Hồ sơ cho phép trường mầm non hoạt động giáo dục bao gồm gì?
- Tài sản bị cưỡng chế khi thu hồi đất mà chủ tài sản không đến nhận thì xử lý như thế nào?