Giấy chuyển nhượng QSDĐ có giới hạn giá trị pháp lý?
Luật gia Dư Hồng Nhung - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Chúng tôi trích dẫn một số quy định của pháp luật để chị tham khảo, như sau:
- Hình thức chuyển quyền sử dụng đất: "Hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản, có công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật.” (khoản 2 Điều 689 - Bộ luật Dân sự năm 2005).
- “Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau: Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này;” (điểm a khoản 3 Điều 167 - Luật Đất đai năm 2013).
Theo thông tin chị cung cấp, giấy chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã được hai bên ký, nhưng chị không nhắc tới sự có mặt của cơ quan có thẩm quyền, mà để giấy chuyển quyền sử dụng đất có giá trị hiệu lực thì phải được công chứng hoặc chứng thực trừ trường hợp luật quy định khác căn cứ khoản 2 Điều 689 BLDS và điểm a khoản 3 Điều 167 LĐĐ. Vì vây, sẽ xảy ra 2 trường hợp như sau:
+ Chưa có công chứng, chứng thực của cơ quan có thẩm quyền thì giấy chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa ông Nam và chị sẽ có thể không có giá trị hiệu lực.
+ Đã có công chứng, chứng thực của cơ quan có thẩm quyền thì giấy chuyển nhượng quyền sử đụng đất giữa ông Nam và chị có hiệu lực không có giới hạn về giá trị pháp lý trừ thỏa thuận khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể chi bộ nhà trường theo Hướng dẫn 25 chi tiết nhất?
- Từ 10/12/2024 Ban Sáng lập quỹ xã hội, quỹ từ thiện không phải là người có quan hệ gia đình với nhau?
- Link truy cập Cuộc thi Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành năm 2024?
- Mẫu Báo cáo thành tích lao động tiên tiến 2024 cập nhật mới nhất?
- Cách nhận biết hiệu lệnh bằng còi của CSGT từ 1/1/2025 để thực hiện đúng?