-
Bất động sản
-
Quyền sử dụng đất
-
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
-
Giá đất
-
Tranh chấp đất đai
-
Chuyển mục đích sử dụng đất
-
Đấu giá quyền sử dụng đất
-
Thời hạn sử dụng đất
-
Chuyển quyền sử dụng đất
-
Thế chấp quyền sử dụng đất
-
Thu hồi đất
-
Hợp đồng cho thuê quyền sử dụng đất
-
Nghĩa vụ tài chính về đất đai
-
Trưng dụng đất
-
Giao đất
-
Cho thuê đất
-
Nhà ở
-
Kinh doanh bất động sản
-
Sàn giao dịch bất động sản
-
Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp
-
Môi giới bất động sản
-
Tiền sử dụng đất
-
Phân loại đất
-
Hệ số điều chỉnh giá đất
-
Thuế sử dụng đất nông nghiệp
-
Phân loại bất động sản
-
Quản lý nhà nước về đất đai
-
Quy hoạch khu ở
-
Gia hạn sử dụng đất
-
Tặng cho bất động sản
-
Dịch vụ tư vấn bất động sản
-
Bất động sản hình thành trong tương lai
-
Dịch vụ quản lý bất động sản

Có thể ủy quyền ký hợp đồng thế chấp QSDĐ không?
Luật gia Nguyễn Thị Thủy - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Chúng tôi trích dẫn một số quy định của pháp luật có liên quan để anh (chị) tham khảo như sau:
Nghị định số 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai năm 2013: “Hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của hộ gia đình phải được người có tên trên Giấy chứng nhận hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật về dân sự ký tên” (Khoản 1, Điều 64).
Thông tư 02/2015/TT-BTNMT quy định chi tiết một số điều của nghị định số 43/2014/NĐ-CP và nghị định số 44/2014/NĐ-CP: “Người có tên trên Giấy chứng nhận hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật về dân sự quy định tại Khoản 1 Điều 64 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP chỉ được thực hiện việc ký hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất khi đã được các thành viên trong hộ gia đình sử dụng đất đồng ý bằng văn bản và văn bản đó đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật” (khoản 5 Điều 14).
Thông tư liên tịch số 20/2011/TTLT-BTP-BTNMT Hướng dẫn việc đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất: “Trường hợp thế chấp tài sản gắn liền với đất mà tài sản đó đã được chứng nhận trên GCNQSDĐ quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, thì người yêu cầu đăng ký nộp một (01) bộ hồ sơ đăng ký thế chấp gồm: d) Văn bản uỷ quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký thế chấp là người được ủy quyền (01 bản sao có chứng thực), trừ trường hợp người yêu cầu đăng ký xuất trình bản chính Văn bản ủy quyền thì chỉ cần nộp 01 bản sao để đối chiếu” (điểm d khoản 1 Điều 11).
Như vậy, gia đình anh (chị) có thể ủy quyền cho một hoặc một số người đứng tên trong GCN QSDĐ đó ký hợp đồng thế chấp với Ngân hàng, nhưng phải có hợp đồng ủy quyền được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật, nếu không có hợp đồng ủy quyền thì buộc phải có đầy đủ chữ kí của tất cả thành viên đủ 18 tuổi trở lên trong gia đình theo căn cứ tại khoản 5, Điều 14 Thông tư 02/2015/TT-BTNMT.

Thư Viện Pháp Luật
- Cách đánh giá xếp loại học sinh THCS năm học 2022-2023 đã có sự thống nhất đồng bộ chưa?
- Mẫu hợp đồng thế chấp sổ đỏ mới nhất 2023? Người sử dụng đất có được thế chấp sổ đỏ cho cá nhân khác không phải là tổ chức tín dụng không?
- Tiêu chí xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn năm 2023?
- Tăng cường quản lý thuế đối với tổ chức cung cấp dịch vụ quảng cáo trên môi trường mạng?
- Quyền đòi nợ có phải là quyền tài sản theo quy định pháp luật không? Có được đòi nợ thay người thân đã mất không?