-
Bất động sản
-
Quyền sử dụng đất
-
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
-
Giá đất
-
Tranh chấp đất đai
-
Chuyển mục đích sử dụng đất
-
Đấu giá quyền sử dụng đất
-
Thời hạn sử dụng đất
-
Chuyển quyền sử dụng đất
-
Thế chấp quyền sử dụng đất
-
Thu hồi đất
-
Hợp đồng cho thuê quyền sử dụng đất
-
Nghĩa vụ tài chính về đất đai
-
Trưng dụng đất
-
Giao đất
-
Cho thuê đất
-
Nhà ở
-
Kinh doanh bất động sản
-
Sàn giao dịch bất động sản
-
Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp
-
Giải phóng mặt bằng
-
Môi giới bất động sản
-
Định giá đất
-
Tiền sử dụng đất
-
Phân loại đất
-
Đăng ký đất đai
-
Hệ số điều chỉnh giá đất
-
Thuế sử dụng đất nông nghiệp
-
Phân loại bất động sản
-
Quản lý nhà nước về đất đai
-
Quy hoạch khu ở
-
Gia hạn sử dụng đất
-
Tặng cho bất động sản
-
Dịch vụ tư vấn bất động sản
-
Bất động sản hình thành trong tương lai
-
Dịch vụ quản lý bất động sản

Lối đi chung thuộc sở hữu của ai? Mẫu văn bản thỏa thuận lối đi chung mới nhất hiện nay?
Lối đi chung thuộc sở hữu của ai?
Hiện nay không có giải thích về khái niệm lối đi chung, trên thực tế, lối đi chung có thể hiểu là phần diện tích chung mà người dân lối đi chung và được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau:
- Lối đi chung được mở từ đất sử dụng làm đường thuộc quyền quản lý của Nhà nước
- Lối đi chung được hình thành từ lối mòn mà người dân thường xuyên đi lại.
- Lối đi chung được tạo từ một phần đất của chủ sở hữu trích ra để đáp ứng việc đi lại công cộng.
- Lối đi chung được các bên thỏa thuận đối với việc chủ động sản có bất động sản bị bao vây và thỏa thuận với chủ sở hữu khác của bất động sản bao vây về việc mở lối đi chung ra đường công cộng theo quy định tại Điều 254 Bộ luật Dân sư 2015.
Như vậy, đối với lối đi chung thuộc quyền quản lý Nhà nước thì sẽ thuộc quyền sở hữu của Nhà nước. Đối với các trường hợp khác, để xác định quyền sở hữu lối đi chung, thì cần phải căn cứ vào các giấy tờ như sau:
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có bao gồm diện tích lối đi chung theo quy định của Luật Đất đai 2013.
- Giấy tờ chứng minh hoạt động chuyển nhượng, thừa kế hoặc tặng cho đối với diện tích đất có bao gồm phần diện tích lối đi chung hoặc đối với diện tích đất lối đi chung.
Qua đó, có thể thấy lối đi chung sẽ thuộc quyền sở hữu của chủ thể có giấy tờ chứng minh rằng, diện tích lối đi chung nằm trong diện tích đất mà mình sở hữu hợp pháp hoặc có giấy tờ pháp lý chứng minh được diện tích đất lối đi chung là do mình sở hữu.
Lối đi chung thuộc sở hữu của ai? Mẫu văn bản thỏa thuận lối đi chung mới nhất hiện nay? (Hình từ Internet)
Văn bản thỏa thuận lối đi chung có bắt buộc phải chứng thực hay không?
Theo quy định tại Công văn 565/HTQTCT-CT năm 2022 có hướng dẫn nghiệp vụ chứng thực như sau:
Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực nhất trí với quan điểm thứ nhất của Sở Tư pháp. Theo Công văn của Sở Tư pháp thì nội dung trong văn bản thỏa thuận sử dụng lối đi chung có chứa các thỏa thuận về giao dịch dân sự. Theo quy định tại Điều 116 của Bộ luật Dân sự năm 2015 và khoản 4 Điều 25 của Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch thì văn bản này phải được chứng thực theo trình tự, thủ tục chứng thực hợp đồng, giao dịch, không thực hiện chứng thực chữ ký.
Ngoài ra, theo Điều 37 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định về thời hạn chứng thực hợp đồng, giao dịch như sau:
Thời hạn chứng thực hợp đồng, giao dịch
Thời hạn chứng thực hợp đồng, giao dịch không quá 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ yêu cầu chứng thực hoặc có thể kéo dài hơn theo thỏa thuận bằng văn bản với người yêu cầu chứng thực.
Như vậy, theo hướng dẫn của Công văn trên, văn bản thỏa thuận lối đi chung bắt buộc phải được chứng thực theo theo trình tự, thủ tục chứng thực hợp đồng, giao dịch và không được thực hiện chứng thực chữ ký.
Thời hạn chứng thực văn bản thỏa thuận lối đi chung là không quá 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ yêu cầu chứng thực hoặc có thể kéo dài hơn theo thỏa thuận bằng văn bản với người yêu cầu chứng thực.
Mẫu văn bản thỏa thuận lối đi chung mới nhất hiện nay?
Văn bản thỏa thuận lối đi chung bao gồm các nội dung như sau:
- Thông tin của các bên tham gia thảo thuận.
- Nội dung cam đoan của các bên.
- Chữ ký xác nhận của các bên tham gia
Mẫu văn bản thỏa thuận lối đi chung như sau:
Tải Mẫu văn bản thỏa thuận lối đi chung mới nhất hiện nay tại đây. Tải về.
Trân trọng!

Dương Thanh Trúc
- Có phải đại hội công đoàn là cơ quan lãnh đạo cao nhất của mỗi cấp công đoàn không?
- Hành vi cố ý gây thương tích trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
- Điều lệ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh được Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 12 thông qua ngày tháng năm nào?
- Điều chuyển tài sản khi chia tách, hợp nhất, sáp nhập có xuất hóa đơn không?
- Mẫu biên bản tường trình tai nạn giao thông sử dụng nhiều nhất hiện nay?