Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kính động mạnh

Trường hợp người vợ do thường xuyên bị chồng đánh đập, hành hạ, trong một lần bị đánh đã thiếu kiềm chế đã dùng dao đâm chết chồng thì có bị coi là phạm tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh không?

Luật gia Nguyễn Thị Phương Anh - trả lời:
Theo thông tin anh (chị) nêu, người vợ trong tình huống trên có thể bị coi là phạm tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh quy định tại Điều 95 theo quy định tại Điều 93 Bộ luật hình sự năm 1999, đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009 (BLHS) - Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh: “… giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người đó hoặc đối với người thân thích của người đó…”. 
Bởi theo quy định trên thì:
Hành vi giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh là tình trạng người phạm tội không hoàn toàn tự chủ, tự kiềm chế được hành vi phạm tội của mình, không còn nhận thức đầy đủ về hành vi của mình như lúc bình thường, nhưng chưa mất hẳn khả năng nhận thức. Khi đó họ mất khả năng tự chủ và không thấy hết được tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội về hành vi của mình. 
Người phạm tội thực hiện hành vi giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh là do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân gây ra đối với người phạm tội hoặc đối với thân nhân của người phạm tội. Hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân có thể là những hành vi tức thời hoặc cũng có thể là một chuỗi hành vi khác nhau lặp lại nhiều lần trong thời gian dài tác động đến người phạm tội, đến một thời điểm nào đó gây cho người phạm tội rơi vào trạng thái tinh thần bị kích động mạnh dẫn đến người phạm tội có hành vi trái pháp luật với nạn nhân.
Hành vi trái pháp luật ở đây có thể cấu thành tội phạm hoặc chưa đến mức cấu thành tội phạm. Chỉ có thể định tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh khi có hậu quả chết người xảy ra. Nghị quyết số 04/HĐTP ngày 29.11.1986 của HĐTP TANDTC có hướng dẫn: “Tình trạng tinh thần bị kích động mạnh là tình trạng người phạm tội không hoàn toàn tự chủ, tự kiềm chế được hành vi phạm tội của mình. Nói chung, sự kích động mạnh đó phải là tức thời do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân gây nên sự phản ứng dẫn tới hành vi giết người. Nhưng cá biệt có trường hợp do hành vi trái pháp luật của nạn nhân có tính chất đè nén, áp bức tương đối nặng nề, lặp đi lặp lại, sự kích động  đó đã âm ỷ, kéo dài, đến thời điểm nào đó hành vi trái pháp luật của nạn nhân lại tiếp diễn làm cho người bị kích động không tự kiềm chế được; nếu tách riêng sự kích động mới này thì không coi là kích động mạnh, nhưng nếu xét cả quá trình phát triển của sự việc, thì lại được coi là mạnh hoặc rất mạnh. Trong trường hợp cá biệt hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân cấu thành tội phạm nhưng là tội phạm ít nghiêm trọng (như tội làm nhục người khác, tội vu khống) thì cũng được coi là giết người trong tình trạng tinh thần bị kích động mạnh…”.
Để có thể xác định tinh thần của người phạm tội có bị kích động mạnh hay không và để phân biệt giữa “kích động” với “kích động mạnh”, cần xem xét một cách khác quan, toàn diện các mặt: thời gian, hoàn cảnh, địa điểm, diễn biến, nguyên nhân sâu xa và trực tiếp của sự việc; mối quan hệ giữa nạn nhân và người phạm tội, trình độ văn hóa, chính trị, tính tình, cá tính của mỗi bên: mức độ nghiêm trọng của hành vi trái pháp luật của nạn nhân, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân với tình trạng tinh thần bị kích động mạnh của người phạm tội. 
Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý gián tiếp. Có nghĩa là người phạm tội không còn nhận thức đầy đủ về hành vi của mình, mất khả năng tự chủ và không thấy hết được tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội về hành vi mà mình gây ra. 
Người phạm tội trong trường hợp này là người có năng lực trách nhiệm hình sự, đang trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh và từ đủ 16 tuổi trở lên.
Người phạm tội có thể bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm nếu giết một người hoặc có thể bị phạt từ từ 3 năm đến 7 năm nếu giết nhiều người.

Tội xâm phạm tính mạng sức khỏe
Hỏi đáp mới nhất về Tội xâm phạm tính mạng sức khỏe
Hỏi đáp pháp luật
Cố ý lây truyền HIV cho người khác bị phạt tù bao nhiêu năm?
Hỏi đáp Pháp luật
Điều khiển ô tô gây tai nạn giao thông hàng loạt truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Tài xế xe khách gây tai nạn chết người bị phát hiện dương tính với ma túy thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Con giết mẹ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức phạt cao nhất là tử hình? Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp con giết mẹ là bao lâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Chung sống như vợ chồng với người dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp pháp luật
Đánh nhau bị thương
Hỏi đáp pháp luật
Hỏi về việc tới nhà người khác đánh nhau bị thương
Hỏi đáp pháp luật
Phòng vệ gây chết người
Hỏi đáp pháp luật
Mức án cao nhất đối với người 16 tuổi tham gia đánh nhau gây chết người.
Hỏi đáp pháp luật
Đánh chết người trộm chó có bị ở tù không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tội xâm phạm tính mạng sức khỏe
Thư Viện Pháp Luật
440 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tội xâm phạm tính mạng sức khỏe

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tội xâm phạm tính mạng sức khỏe

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào