Thế nào bị coi là phạm tội đe dọa giết người?
Luật gia Nguyễn Thị Phương Anh - trả lời:
Căn cứ quy định tại Điều 103 Bộ luật hình sự năm 1999, đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009 (BLHS), thì đe dọa giết người bị coi là tội phạm là hành vi đe dọa giết người mà hành vi đó có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện.
Người bị coi là phạm tội là người có hành vi thể hiện sẽ tước đoạt tính mạng người khác. Hành vi này có thể là lời đe dọa với những hình thức khác nhau (qua điện thoại, thư từ…)hoặc có thể là những cử chỉ, việc làm cụ thể gián tiếp thể hiện sự đe dọa (như đi tìm công cụ, phương tiện…).
Hành vi đe dọa phải gây ra cho người bị đe dọa tâm lí lo sợ một cách có căn cứ là hành vi giết người sẽ xảy ra. Hành vi đe dọa giết người chỉ cấu thành tội phạm khi hành vi đó đã làm cho người bị đe dọa thực sự lo sợ một cách có căn cứ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện. Như vậy, trường hợp một người nhiều lần nhắn tin, đe dọa người khác để đòi tiền chỉ có thể bị coi là phạm tội đe dọa giết người nếu nội dung của tin nhắn có việc dọa giết, đồng thời nội dung và phương thức nhắn tin phải làm cho người bị đe dọa thực sự lo sợ một cách có căn cứ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện.
Hành vi đe dọa giết người sẽ không cấu thành tội này khi hành vi đó cùng với những mục đích nhất định cấu thành tội khác. Ví dụ: Đe dọa giết người nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản cấu thành tội cướp tài sản.
Để đánh giá người bị đe dọa có phải ở trong tình trạng tâm lí như vậy hay không cần phải dựa vào những tình tiết sau: Nội dung và hình thức đe dọa; thời gian, địa điểm cũng như hoàn cảnh cụ thể khi hành vi đe dọa xảy ra; tương quan giữa bên đe dọa và bên bị đe dọa; thái độ và những xử sự cụ thể của người bị đe dọa sau khi bị đe dọa…
Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý. Người phạm tội nhận thức được hành vi của mình có thể gây ra sự lo sợ cho người khác, có thể dẫn đến hậu quả như lời đe dọa nhưng vẫn thực hiện hành vi đó.
Tội phạm này xâm phạm đến quyền được sống, quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng.
Tội đe dọa giết người được coi là tội phạm ít nghiệm trọng, do đó khung hình phạt cơ bản của tội này có mức phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm; phạt từ từ 03 tháng đến 03 năm. Đối với trường hợp phạm tội có một trong những tình tiết tăng nặng như: Đe dọa giết nhiều người; đe dọa giết người thi hành công vụ hoặc vì lí do công vụ của họ; đe dọa giết trẻ em; đe dọa giết người để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lí về một tội khác thì bị coi là tội phạm nghiêm trọng, bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm.
Người phạm tội có thể là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự và từ đủ 16 tuổi trở lên. Tuy nhiên, người chưa thành niên phạm tội này có thể được miễn trách nhiệm hình sự đối với tội này, nếu gây hại không lớn, có nhiều tình tiết giảm nhẹ và được gia đình hoặc cơ quan, tổ chức nhận giám sát, giáo dục.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá tính thuế GTGT đối với hàng hóa dịch vụ chỉ chịu thuế bảo vệ môi trường là giá nào?
- Lịch thi Violympic cấp huyện 2024 - 2025 chi tiết nhất? Còn mấy ngày nữa thi?
- Còn bao nhiêu ngày nữa tới mùng 2 Tết 2025? Lịch âm tháng 1 2025 có mấy ngày chủ nhật?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 12 âm lịch 2024, NLĐ được nghỉ Tết Dương lịch 2025 chưa?
- Tiền thưởng Tết 2025 của người lao động có tính đóng bảo hiểm xã hội không?