Con hư, bố mẹ có thể đưa vào trường giáo dưỡng không?

Theo quy định của pháp luật thì trường hợp nào bị đưa vào trường giáo dưỡng? Con cái hư hỏng, cha mẹ muốn đưa vào trường giáo dưỡng thì cần những thủ tục gì?

Việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng thì “đưa vào trường giáo dưỡng” là biện pháp xử lý hành chính do Chủ tịch UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh quyết định đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật để học văn hóa, giáo dục hướng nghiệp, học nghề, lao động, sinh hoạt dưới sự quản lý, giáo dục của trường.

Trường hợp bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng

- Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Bộ luật Hình sự (BLHS);

- Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng quy định tại BLHS mà trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú nhất định;

- Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi nhiều lần thực hiện hành vi trộm cắp vặt, lừa đảo nhỏ, đánh bạc nhỏ, gây rối trật tự công cộng mà trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú nhất định;

Lưu ý rằng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng chỉ áp dụng đối với người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi; nếu vào thời điểm ký quyết định người đã đủ 18 tuổi trở lên thì không áp dụng biện pháp này. Không áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng với người nước ngoài.

Về thủ tục

Đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật (như đã nêu ở trên) cần đưa vào trường giáo dưỡng thì Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú lập hồ sơ gửi Chủ tịch UBND cấp huyện.

Hồ sơ đề nghị đưa vào trường giáo dưỡng gồm: bản tóm tắt lý lịch; tài liệu về các vi phạm pháp luật của người đó; văn bản về các biện pháp giáo dục đã áp dụng; nhận xét của cơ quan công an, ý kiến của nhà trường nơi người chưa thành niên học tập, Ủy ban MTTQ, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Ban Dân số, Gia đình và Trẻ em ở cấp xã, của cha mẹ hoặc người giám hộ của người đó.

Thời hạn áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng từ 6 tháng đến 2 năm. Người đã chấp hành được một nửa thời hạn nêu trong quyết định, nếu có tiến bộ rõ rệt hoặc lập công thì được xét giảm thời hạn chấp hành từ một tháng đến sáu tháng hoặc miễn chấp hành phần thời gian còn lại.

Tùy theo thời gian phải chấp hành quyết định và thành tích, mức độ tiến bộ và việc lập công của từng người mà xem xét, quyết định mức giảm hoặc miễn chấp hành phần thời gian còn lại cho phù hợp. Trường hợp người đã được giảm thời hạn, nhưng sau đó lại lập công thì có thể được xét giảm lần thứ hai hoặc miễn chấp hành phần thời gian còn lại.

Việc con không nghe lời bố mẹ, bỏ nhà, bỏ học đi chơi, nhưng chỉ với hành vi bỏ nhà, bỏ học đi chơi thì chưa đến mức bị áp dụng biên pháp đưa vào trường giáo dưỡng.

Bởi biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng là một trong những biện pháp của pháp luật áp dụng đối với đối tượng là người chưa thành niên mà có hành vi vi phạm pháp luật nhưng chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự hay mới chỉ dừng lại ở mức độ dấu hiệu phạm tội. Còn với việc làm bỏ nhà, bỏ học đi chơi, cãi lời bố mẹ của con thì không thể áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng. Hay nói cách khác, con hư không thuộc đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng.

Nhưng con cái hư hỏng, không giáo dục được, cha mẹ có thể gửi đơn đề nghị đến Chủ tịch UBND phường nơi cư trú. Nếu thuộc diện có đủ điều kiện đưa vào trường giáo dưỡng thì chủ tịch UBND phường sẽ lập hồ sơ gửi Chủ tịch UBND thành phố (thuộc tỉnh) xem xét, quyết định.

Luật gia Đồng Xuân Thuận

Thi hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng
Hỏi đáp mới nhất về Thi hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng
Hỏi đáp pháp luật
Miễn, hoãn đưa vào trường giáo dưỡng ra sao?
Hỏi đáp pháp luật
Con hư, bố mẹ có thể đưa vào trường giáo dưỡng không?
Hỏi đáp pháp luật
Đưa vào trường giáo dưỡng là gì?
Hỏi đáp pháp luật
Có được đưa trẻ vị thành niên phạm tội vào trường giáo dưỡng không?
Hỏi đáp pháp luật
Cha mẹ có được gặp mặt con trong trường giáo dưỡng không?
Hỏi đáp pháp luật
Quy định việc sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo của người đang bị quản lý tại trường giáo dưỡng
Hỏi đáp pháp luật
Dạy con không nổi, đưa vào trường giáo dưỡng được không?
Hỏi đáp pháp luật
Các trường hợp được hoãn chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng
Hỏi đáp pháp luật
Các trường hợp được miễn chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng
Hỏi đáp pháp luật
Chế độ ăn của người đang chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Thi hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng
Thư Viện Pháp Luật
469 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào