-
Thi hành án hình sự
-
Thi hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng
-
Thủ tục thi hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng
-
Quyết định áp dụng biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng
-
Tạm đình chỉ chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng
-
Đặc xá
-
Thi hành án tử hình
-
Dẫn độ
-
Tha tù trước thời hạn
-
Thi hành án phạt tù
-
Thi hành án treo
-
Người chấp hành án
-
Thi hành án phạt cải tạo không giam giữ
-
Thi hành án phạt cấm cư trú
-
Pháp nhân thương mại chấp hành án
-
Thi hành án phạt quản chế
-
Thi hành biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh
-
Thi hành án đối với pháp nhân thương mại
-
Thi hành án phạt trục xuất
-
Thi hành án phạt tước một số quyền công dân
-
Áp giải thi hành án
-
Hệ thống tổ chức thi hành án hình sự
-
Giáo dục pháp luật về thi hành án hình sự
-
Hành vi bị nghiêm cấm trong thi hành án hình sự

Quy định việc sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo của người đang bị quản lý tại trường giáo dưỡng
Việc sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo của người đang bị quản lý tại trường giáo dưỡng được quy định tại Điều 4 Nghị định 162/2017/NĐ-CP về hướng dẫn Luật tín ngưỡng, tôn giáo, theo đó:
1. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định của pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam; người đang chấp hành hình phạt tù; người đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc (sau đây gọi là người bị quản lý, giam giữ) được sử dụng kinh sách xuất bản dưới hình thức sách in, phát hành hợp pháp để phục vụ nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo của cá nhân và được thể hiện niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo bằng lời nói hoặc hành vi của cá nhân theo quy định của pháp luật về nhà tạm giữ, trại tạm giam, trại giam, trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc (sau đây gọi là cơ sở quản lý, giam giữ).
2. Việc sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo của người bị quản lý, giam giữ tại cơ sở quản lý, giam giữ không được làm ảnh hưởng đến quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và quyền tự do không tín ngưỡng, tôn giáo của người khác và không trái với quy định của pháp luật có liên quan.
3. Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm hướng dẫn cách thức quản lý kinh sách, thời gian, địa điểm sử dụng kinh sách và bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo cho người bị quản lý, giam giữ tại cơ sở quản lý, giam giữ.
Trên đây là tư vấn về quy định việc sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo của người đang bị quản lý tại trường giáo dưỡng. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo tại Nghị định 162/2017/NĐ-CP. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.
Chào thân ái và chúc sức khỏe!

Thư Viện Pháp Luật
- Khi nào công chức dự thi nâng ngạch được miễn thi môn ngoại ngữ?
- Chủ tịch nước được đi xe ô tô giá bao nhiêu từ ngày 10/11/2023?
- Có bao nhiêu ngạch Thẩm tra viên?
- Muốn trở thành thư ký viên cao cấp phải trải qua việc thi nâng ngạch như thế nào?
- Chức danh nào được sử dụng thường xuyên một xe ô tô, kể cả khi đã nghỉ công tác, không quy định mức giá từ ngày 10/11/2023?