Tiêu chuẩn người đứng đầu Văn phòng đại diện công ty nước ngoài tại Việt Nam?
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến trang Tư Vấn của báo Đời Sống & Pháp Luật. Với thắc mắc của bạn, xin được đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Căn cứ NGHỊ ĐỊNH Số: 72/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết Luật Thương mại về Văn phòng đại diện, của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam như sau:
Quyền thành lập Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam
Thương nhân nước ngoài được thành lập Văn phòng đại diện của mình tại Việt Nam (sau đây gọi tắt là Văn phòng đại diện) theo quy định tại Điều 16, Điều 17, Điều 18, Điều 22 của Luật Thương mại và quy định của Nghị định Số: 72/2006/NĐ-CP.
Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của thương nhân nước ngoài. Không được thành lập Văn phòng đại diện trực thuộc Văn phòng đại diện.
Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực thương mại đặc thù (ngân hàng, tài chính, dịch vụ pháp lý, văn hoá, giáo dục, du lịch hoặc các lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật) được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì thực hiện theo quy định của các văn bản quy phạm pháp luật đó.
Điều kiện cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện
1. Thương nhân nước ngoài được cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện tại Việt Nam khi có đủ các điều kiện sau:
a) Là thương nhân được pháp luật nước, vùng lãnh thổ (sau đây gọi chung là nước) nơi thương nhân đó thành lập hoặc đăng ký kinh doanh công nhận hợp pháp;
b) Đã hoạt động không dưới 01 năm, kể từ khi được thành lập hoặc đăng ký kinh doanh hợp pháp ở nước của thương nhân.
2. Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện tại Việt Nam của thương nhân nước ngoài có thời hạn 05 năm nhưng không vượt quá thời hạn còn lại của Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài trong trường hợp pháp luật nước ngoài có quy định thời hạn Giấy đăng ký kinh doanh của thương nhân nước ngoài.
Quy định của pháp luật về người đứng đầu Văn phòng đại diện tại Việt Nam
Theo quy định tại khoản 2 Điều 20, Nghị định 72/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 7 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại 2005 về Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam thì người đứng đầu Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài không được kiêm nhiệm thêm các chức vụ sau đây:
a) Người đứng đầu Chi nhánh tại Việt Nam;
b) Người đại diện theo pháp luật của thương nhân nước ngoài để ký kết hợp đồng mà không cần uỷ quyền bằng văn bản của thương nhân nước ngoài;
c) Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp được thành lập theo pháp luật Việt Nam.
Như vậy, trong trường hợp này bạn hỏi cần phải xem xét xem giám đốc của bạn có phải người đứng đầu văn phòng đại diện của công ty nước ngoài hay không? Bởi lẽ, trong nhiều trường hợp người đại diện theo pháp luật của văn phòng đại diện chưa chắc đã phải là người đứng đầu Văn phòng đại diện. Để xác minh vấn đề này, bạn cần căn cứ vào Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động Văn phòng đại diện được cấp theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014 và Nghị định 72/2006/NĐ-CP.
Nếu bạn xác định được người đó không phải người đứng đầu văn phòng đại diện thì đương nhiên người đó đủ điều kiện để đứng đầu một doanh nghiệp tại Việt Nam.
Hy vọng rằng sự tư vấn sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì xin gửi về báo Đời sống & Pháp luật.
Luật gia Đồng Xuân Thuận
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?