Sửa đổi quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục
GD&TĐ - Bộ GD&ĐT công bố dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 115/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục.
Dự thảo có nhiều điểm mới so với Nghị định số 115/2010/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Không quy định thẩm quyền quản lý trường CĐ, trung cấp
Những nội dung quy định tại Nghị định số 115/2010/NĐ-CP về thẩm quyền quản lý đối với trường cao đẳng, trường trung cấp của các bộ, UBND các cấp và cơ quan Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT không quy định tại dự thảo Nghị định này.
Vì, hiện nay Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2014 và Nghị định số 48/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2014 đã chuyển 2 loại hình trường này thành cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Đồng thời, Điều 5 Nghị định số 48/2015/NĐ-CP đã quy định cụ thể trách nhiệm của bộ, cơ quan ngang bộ trong việc phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp;
Điều 6 Nghị định số 48/2015/NĐ-CP đã quy định cụ thể thẩm quyền và nội dung quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp của UBND cấp tỉnh;
Điều 7, Điều 8 Nghị định số 48/2015/NĐ-CP đã quy định trách nhiệm của UBND cấp huyện, cấp xã trong việc giúp UBND cấp trên thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp.
Sửa đổi, bổ sung trách nhiệm quản lý về dạy nghề
Điểm mới của Điều 1 (Phạm vi điều chỉnh0 là bổ sung trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục đại học theo quy định của Luật Giáo dục Đại học năm 2012 và sửa đổi, bổ sung trách nhiệm quản lý về dạy nghề theo quy định tại Nghị định số 70/2009/NĐ-CP của Chính phủ , như sau:
"Đối với trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp thực hiện theo quy định tại Nghị định số 48/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo giáo dục nghề nghiệp và các văn bản hướng dẫn của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo."
Với quy định như vậy, các bộ, ngành, địa phương tiếp tục quản lý các trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp theo các văn bản đã ban hành cho đến khi có hướng dẫn mới của cấp có thẩm quyền.
Bổ sung phạm vi quản lý nhà nước về giáo dục của Bộ GD&ĐT
Điểm mới của Điều 4 (Trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục của Bộ GD&ĐT) là bổ sung phạm vi quản lý nhà nước về giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo theo quy định của Luật Giáo dục Đại học năm 2012.
Lí do: Luật Giáo dục Đại học năm 2012 có quy định cụ thể một số trách nhiệm quản lý trong lĩnh vực giáo dục đại học cho Bộ GD&ĐT so với Luật Giáo dục năm 2005, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục năm 2009.
Những điểm mới của dự thảo còn thể hiện ở các nội dung: Trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục của các bộ; Trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục của UBND cấp tỉnh; Trách nhiệm của Sở GD&ĐT; Trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục của UBND cấp huyện; Trách nhiệm của Phòng GD&ĐT; Trách nhiệm quản lý nhà nước của UBND cấp xã.
Lập Phương
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?