Phạm tội khi say rượu không được miễn trách nhiệm hình sự?
Trong tình trạng say do rượu hoặc say do dùng chất kích thích mạnh khác, người say có thể bị giảm sút hoặc mất hoàn toàn năng lực nhận thức và năng lực điều khiển hành vi trong một khoảng thời gian nhất định. Tuy nhiên, pháp luật hình sự vẫn quy định: thực hiện tội phạm trong tình trạng say phải chịu trách nhiệm hình sự. Bởi, khi đặt mình vào tình trạng say, tức là người này đã tự đặt mình vào tình trạng năng lực trách nhiệm hình sự hạn chế hoặc loại trừ. Họ đã tự tước bỏ năng lực nhận thức và năng lực điều khiển hành vi của mình, do đó họ có lỗi với tình trạng say của mình, đồng thời cũng có lỗi khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm.
Tại Điều 14 Bộ luật Hình sự năm 1999, được sửa đổi, bổ sung năm 2009 (BLHS) quy định: “Người phạm tội trong tình trạng say do dùng rượu hoặc chất kích thích mạnh khác, thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự”.
Khi uống rượu hoặc sử dụng chất kích thích mạnh khác, người ta có thể lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi của mình, tức là trong tình trạng đó không tồn tại điều kiện chủ quan thực tế để có lỗi. Song xuất phát từ việc cho rằng, tình trạng không nhận thức và điều khiển hành vi ở người say chỉ là tạm thời, không phải là kết quả do những nguyên nhân ổn định, tiềm tàng từ chính bên trong chủ thể đưa lại như năng lực nhận thức và năng lực điều khiển hành vi tự nó sẽ được khôi phục vì trước đó họ là người bình thường. Do đó, buộc một người phải chịu trách nhiệm hình sự về việc thực hiện tội phạm trong tình trạng say rượu hay say do dùng chất kích thích mạnh khác là sự quy kết tội phạm khách quan, hợp pháp và còn có ý nghĩa tác động giáo dục mạnh mẽ không chỉ đối với người đó, mà còn đối với người khác: không được quá lạm dụng rượu hoặc chất kích thích để dẫn đến thực hiện tội phạm.
BLHS không coi việc say do sử dụng rượu, bia quá nồng độ quy định hoặc say do dùng các chất kích thích mạnh khác là tình tiết để giảm nhẹ hoặc miễn trách nhiệm hình sự. Thậm chí đối với một số tội phạm, BLHS còn coi đây là các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự (ví dụ: Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ (Điều 202), Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường sắt (Điều 208); Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường thuỷ (Điều 212)...).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?