Cách dùng chat GPT để vẽ tranh 2025 đơn giản? Tạo ảnh với ChatGPT?

Cách dùng chat GPT để vẽ tranh 2025 đơn giản? Tạo ảnh với ChatGPT? Pháp luật Việt Nam có bảo hộ quyền tác giả đối với các tác phẩm tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo không?

Cách dùng chat GPT để vẽ tranh 2025 đơn giản? Tạo ảnh với ChatGPT?

Dưới đây là Cách dùng chat GPT để vẽ tranh 2025 đơn giản và Tạo ảnh với ChatGPT chi tiết:

Nếu muốn thực hiện cách tạo hình ảnh bằng ChatGPT, trước hết cần phải tiến hành đăng ký hoặc đăng nhập tài khoản.

Để thực hiện, hãy truy cập vào trang ChatGPT theo link:

https://chat.openai.com/auth/login

Tại đây, người dùng chỉ cần nhấp vào Đăng nhập nếu đã có tài khoản. Còn nếu chưa có tài khoản thì chọn vào Đăng ký để tạo tài khoản mới.

- Sử dụng ChatGPT để tạo Prompt

+ Prompt chính là chiếc “chìa khóa vàng” giúp AI có thể hiểu và hiện thực hóa ý tưởng của bạn. Trong bước này, người dùng sẽ sử dụng ChatGPT để viết các đoạn mô tả chi tiết về hình ảnh mong muốn. Càng mô tả rõ ràng và chi tiết, kết quả hình ảnh mà AI trở về sẽ càng gần với ý tưởng ban đầu của bạn. Vì vậy, hãy tập trung tạo ra các Prompt thật hay, chính xác và dễ hiểu, đồng thời chỉnh sửa thật kỹ sao cho cách tạo hình ảnh AI bằng ChatGPT đạt kết quả ấn tượng nhất.

+ Để hiểu hơn về cách viết Prompt và dùng ChatGPT tạo ảnh, hãy tham khảo ví dụ sau: “Tạo hình ảnh khung 16:9 một cô gái tóc dài làm việc với laptop trên bàn vào ban ngày. Cô gái ăn mặc lịch sự với áo sơ mi và đeo mắt kính, trên bàn ngoài laptop có điện thoại di động, giấy note cùng một chậu cây nhỏ xinh. Bên cạnh là cửa sổ ngang hông với ánh mặt trời chiếu sáng, xung quanh có những tòa nhà cao tầng nhấp nhô xen kẽ lẫn nhau.

Bước 1: Trên ChatGPT, nhấn vào mục “Khám phá GPT” trên thanh công cụ bên trái màn hình.

Cách tạo hình ảnh AI bằng ChatGPT (Hình ảnh từ Internet)


Bước 2: Tại đây, kéo xuống mục By ChatGPT. Sau đó, click vào tính năng “DALL·E” để tiếp tục tạo hình ảnh AI bằng ChatGPT

Bước 3: Lúc này, hãy nhập đoạn Prompt mà mình vừa viết rồi nhấn “Enter”. Hệ thống sẽ tiến hành tạo ảnh bằng ChatGPT tự động, nhanh chóng

Bước 4: Khi hình ảnh đã được tạo xong, chỉ cần click chuột phải rồi nhấn “Lưu hình ảnh thành…” là sẽ tải được ảnh về máy. Như vậy là hoàn thành cách tạo hình ảnh AI bằng ChatGPT đơn giản.

* Trên đây là hình ảnh tham khảo Cách dùng chat GPT để vẽ tranh 2025 đơn giản? Tạo ảnh với ChatGPT?

Cách dùng chat GPT để vẽ tranh 2025 đơn giản? Tạo ảnh với ChatGPT? (Hình ảnh từ Internet)

Pháp luật Việt Nam có bảo hộ quyền tác giả đối với các tác phẩm tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo không?

- Căn cứ tại khoản 2, khoản 6 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 và được bổ sung bởi điểm a, b, d khoản 1 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 quy định như sau:

Điều 4. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.
2. Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.
[.....]
6. Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ là chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ hoặc tổ chức, cá nhân được chủ sở hữu chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ.
[....]

Theo đó, có thể thấy, hiện nay pháp luật Việt Nam chỉ xác định chủ thể đối với quyền tác giả là cá nhân và tổ chức chưa xác định chủ thể là trí tuệ nhân tạo.

Như vậy, tính tới thời điểm hiện tại, các tác phẩm được tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam chưa được bảo hộ quyền tác giả.

Định hướng chiến lược quốc gia của Việt Nam về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) đến năm 2030 nhằm mục tiêu thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ công nghệ AI như thế nào?

Tại Mục 3 Quyết định 127/QĐ-TTg năm 2021, định hướng chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng Trí tuệ nhân tạo đến năm 2030 như sau:

(1) Xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và hành lang pháp lý liên quan đến TTNT

- Xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật tạo hành lang pháp lý thông thoáng đáp ứng yêu cầu thúc đẩy nghiên cứu, phát triển và ứng dụng TTNT vào cuộc sống.

- Phát triển và ứng dụng TTNT lấy con người và doanh nghiệp làm trung tâm, tránh lạm dụng công nghệ và xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

(2) Xây dựng hạ tầng dữ liệu và tính toán cho nghiên cứu, phát triển và ứng dụng TTNT

- Thúc đẩy chia sẻ dữ liệu phục vụ nghiên cứu, phát triển và ứng dụng TTNT, hình thành các cơ sở dữ liệu dùng chung, chia sẻ, mở để nghiên cứu, phát triển các ứng dụng TTNT. Xây dựng cơ chế chia sẻ dữ liệu theo nguyên tắc các bên cùng có lợi, tạo động lực để chia sẻ, đồng thời bảo đảm được phân quyền truy cập dữ liệu, tránh để lộ, lọt thông tin dữ liệu có tính riêng tư của cá nhân hay tổ chức.

- Tăng cường năng lực quốc gia về tính toán hiệu năng cao, tính toán đám mây, tính toán sương mù.

(3) Phát triển hệ sinh thái TTNT

- Phát triển nguồn nhân lực: Triển khai phổ cập kỹ năng cơ bản về ứng dụng TTNT và khoa học dữ liệu (KHDL) nhằm thúc đẩy đổi mới sáng tạo cho thanh thiếu niên. Thúc đẩy triển khai các hình thức đào tạo chứng chỉ ngắn hạn và trung hạn về TTNT cho sinh viên thuộc các ngành nghề khác nhau, người lao động có nhu cầu chuyển đổi nghề nghiệp.

- Xây dựng tổ chức: Thu hút các nguồn lực trong và ngoài nước xây dựng các trung tâm đào tạo, phát triển và ứng dụng TTNT và KHDL. Nhà nước đầu tư xây dựng một số trung tâm trọng điểm nghiên cứu, đào tạo nhân tài, nguồn nhân lực chất lượng cao về TTNT và KHDL tại một số trường đại học, viện nghiên cứu hàng đầu.

- Triển khai nghiên cứu và phát triển: Tập trung đầu tư cho nghiên cứu phát triển một số nền tảng, sản phẩm TTNT cấp thiết và quan trọng phục vụ thị trường trong nước, hướng đến thị trường trong khu vực và toàn cầu. Ứng dụng TTNT để nâng cao hiệu quả đầu ra của các hoạt động nghiên cứu, phát triển trong các lĩnh vực khác.

- Thúc đẩy xây dựng các trung tâm ươm tạo và thu hút đầu tư cho phát triển doanh nghiệp TTNT: Triển khai các giải pháp huy động vốn đầu tư cho phát triển các doanh nghiệp và thương hiệu về TTNT ở Việt Nam.

(4) Thúc đẩy ứng dụng TTNT

- Phát triển doanh nghiệp ứng dụng TTNT: Gia tăng số lượng các doanh nghiệp triển khai, phát triển và ứng dụng TTNT nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước đối với các lĩnh vực đã sẵn sàng về dữ liệu, công nghệ và kinh phí đầu tư. Đẩy mạnh triển khai các nền tảng phần mềm và ứng dụng mở về TTNT sẵn có.

- Ứng dụng TTNT trong quốc phòng an ninh và các lĩnh vực kinh tế - xã hội: Phát triển một số sản phẩm TTNT đặc thù của Việt Nam, từng bước hình thành công nghiệp TTNT tại Việt Nam. Thúc đẩy các bộ, ngành, địa phương sử dụng các ứng dụng, dịch vụ TTNT nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động trong phân phối, sử dụng nguồn lực xã hội, nâng cao chất lượng quản lý nhà nước, quản lý xã hội, quản lý đô thị.

- Nâng cao nhận thức về TTNT: Nâng cao năng lực, trình độ, nhận thức của đội ngũ cán bộ, công chức, doanh nghiệp, người dân về dữ liệu và ứng dụng TTNT.

(5) Thúc đẩy hợp tác quốc tế trong lĩnh vực TTNT

- Tham gia tổ chức và thực hiện các chương trình, dự án hợp tác nghiên cứu khoa học song phương và đa phương về TTNT. Thúc đẩy phát triển cơ sở, trung tâm hợp tác nghiên cứu TTNT; các dự án hợp tác chuyển giao công nghệ, khai thác các sáng chế, quyền sở hữu công nghiệp giữa các doanh nghiệp Việt Nam với các doanh nghiệp nước ngoài về TTNT; các trung tâm, chương trình đào tạo nhân lực TTNT chất lượng cao phục vụ thị trường trong nước và toàn cầu.

- Trao đổi chuyên gia, người làm công tác nghiên cứu, sinh viên của tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam với các tổ chức nghiên cứu, đào tạo, doanh nghiệp TTNT nước ngoài. Tham gia các hội, hiệp hội quốc tế và tổ chức khác về TTNT. Mời các chuyên gia TTNT nước ngoài, người Việt Nam ở nước ngoài đến Việt Nam tham gia tư vấn, nghiên cứu, đào tạo về TTNT.

- Hoàn thiện thể chế, các chính sách thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI), các tập đoàn công nghệ cao đa quốc gia xây dựng trung tâm nghiên cứu, phát triển và ứng dụng TTNT ở Việt Nam.

Tìm hiểu Pháp luật
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tìm hiểu Pháp luật
Hỏi đáp Pháp luật
Lịch mở cửa Thảo Cầm Viên 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày 9 5 2025 là thứ mấy? Ngày 9 tháng 5 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm?
Hỏi đáp Pháp luật
Lá cờ đỏ sao vàng lần đầu tiên xuất hiện trong các cuộc khởi nghĩa nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày 3 tháng 5 năm 2025 là ngày tốt hay xấu? Giờ hoàng đạo ngày 3 5 2025 vào giờ nào tốt?
Hỏi đáp Pháp luật
Đáp án tuần 4 cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu pháp luật trên địa bàn tỉnh Gia Lai năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày Tự do báo chí Thế giới là ngày nào? Ngày tự do báo chí Thế giới thứ mấy năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Gợi ý ngày tốt cưới hỏi tháng 5 2025 mang lại hạnh phúc, may mắn, tài lộc cho các cặp đôi?
Hỏi đáp Pháp luật
Mùng 3 tháng 5 âm lịch là ngày gì? 3 tháng 5 âm vào thứ mấy? 3 5 âm lịch là ngày bao nhiêu dương 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày Tam Nương là ngày gì? Ngày Tam Nương tốt hay xấu?
Hỏi đáp Pháp luật
Bộ luật thành văn đầu tiên của Đại Việt do ai ban hành? Ý nghĩa Bộ luật thành văn đầu tiên của Đại Việt?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tìm hiểu Pháp luật
205 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào