Toàn văn Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Công chứng?

Toàn văn Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Công chứng?

Toàn văn Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Công chứng?

Bộ Tư pháp đang lấy ý kiến góp ý Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Công chứng.

Tải về

Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Công chứng, bao gồm: Khoản 5 Điều 11, khoản 2 Điều 13, khoản 4 Điều 15, khoản 3 Điều 16, khoản 4 Điều 17, khoản 3 Điều 19, điểm b khoản 2 Điều 20, khoản 6 Điều 20, khoản 3 Điều 22, khoản 1 Điều 23, khoản 5 Điều 23, khoản 3 Điều 24, khoản 4 Điều 24, khoản 4 Điều 25, khoản 4 Điều 26, khoản 3 Điều 29, khoản 6 Điều 30, khoản 6 Điều 31, khoản 5 Điều 34, khoản 3 Điều 39, khoản 5 Điều 41, điểm d khoản 2 Điều 46, khoản 1 Điều 50, khoản 3 Điều 51, khoản 4 Điều 52, khoản 4 Điều 59, khoản 3 Điều 61, khoản 2 Điều 62, Điều 63, Điều 64, khoản 3 Điều 65, khoản 2, khoản 6 Điều 66, khoản 6 Điều 68 Luật Công chứng 2024.

Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Công chứng quy định các biện pháp thi hành Luật Công chứng, bao gồm việc đặt tên của Văn phòng công chứng, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên, quản lý nhà nước về công chứng, lập sổ yêu cầu công chứng, chụp ảnh người yêu cầu công chứng ký trước mặt công chứng viên...

Như vậy, nếu chính thức được thông qua, Dự thảo mới sẽ thay thế Nghị định 29/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Công chứng.

Lưu ý: Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Công chứng vẫn đang trong quá trình lấy ý kiến, chưa có văn bản chính thức!

https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/Hoidapphapluat/2025/NTKL/17022025/cong-chung-vien.jpg

Toàn văn Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Công chứng? (Hình từ Internet)

Công chứng viên có quyền gì?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 18 Luật Công chứng 2024 có hiệu lực từ ngày 1/7/2025, công chứng viên có các quyền dưới đây:

- Được bảo đảm quyền hành nghề công chứng;

- Thành lập, tham gia thành lập Văn phòng công chứng, tham gia hợp danh vào Văn phòng công chứng hoặc làm việc theo chế độ hợp đồng làm việc, hợp đồng lao động cho tổ chức hành nghề công chứng;

- Được công chứng giao dịch theo quy định của Luật Công chứng 2024 và quy định khác của pháp luật có liên quan; được chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản, chứng thực chữ ký người dịch theo quy định của pháp luật về chứng thực;

- Đề nghị cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu, được khai thác, sử dụng thông tin từ các cơ sở dữ liệu theo quy định của pháp luật để thực hiện việc công chứng;

- Quyền khác theo quy định của Luật Công chứng 2024 và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Công chứng viên bị nghiêm cấm thực hiện hành vi nào?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 9 Luật Công chứng 2024 có hiệu lực từ ngày 1/7/2025, công chứng viên bị nghiêm cấm thực hiện những hành vi dưới đây:

- Tiết lộ thông tin về nội dung công chứng, trừ trường hợp được người yêu cầu công chứng đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác; sử dụng thông tin về nội dung công chứng để xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, quyền và lợi ích của Nhà nước;

- Thực hiện công chứng trong trường hợp mục đích, chủ thể hoặc nội dung của giao dịch vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội; xúi giục, tạo điều kiện cho người tham gia giao dịch thực hiện giao dịch giả tạo hoặc hành vi gian dối khác;

- Công chứng giao dịch có liên quan đến tài sản, lợi ích của bản thân mình hoặc của người thân thích là vợ hoặc chồng; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể; ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; anh ruột, chị ruột, em ruột; anh ruột, chị ruột, em ruột của vợ hoặc chồng; cháu là con của con đẻ, con nuôi;

- Sách nhiễu, gây khó khăn cho người yêu cầu công chứng; nhận, đòi hỏi tiền hoặc lợi ích khác từ người yêu cầu công chứng ngoài phí công chứng, phí, giá dịch vụ theo yêu cầu liên quan đến việc công chứng và chi phí khác đã được xác định, thỏa thuận; nhận, đòi hỏi tiền hoặc lợi ích khác từ người thứ ba để thực hiện hoặc không thực hiện việc công chứng;

- Ép buộc cá nhân, tổ chức sử dụng dịch vụ của mình; cấu kết, thông đồng với cá nhân, tổ chức làm sai lệch nội dung của hồ sơ yêu cầu công chứng, hồ sơ công chứng;

- Chi tiền hoặc lợi ích khác, gây áp lực, đe dọa hoặc thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội để giành lợi thế trong việc công chứng;

- Quảng cáo trên phương tiện thông tin đại chúng về công chứng viên và tổ chức hành nghề công chứng;

- Đồng thời hành nghề tại 02 tổ chức hành nghề công chứng trở lên; đồng thời là thừa phát lại, luật sư, đấu giá viên, quản tài viên, tư vấn viên pháp luật, thẩm định viên về giá; làm việc theo hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động tại doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, cơ quan, tổ chức khác hoặc tham gia công việc mà thường xuyên phải làm việc trong giờ hành chính;

- Tham gia quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã ngoài tổ chức hành nghề công chứng; thực hiện hoạt động môi giới, đại lý hoặc tham gia chia lợi nhuận trong giao dịch mà mình công chứng; thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ ngoài phạm vi hoạt động công chứng, chứng thực;

- Cho người khác sử dụng quyết định bổ nhiệm công chứng viên, thẻ công chứng viên của mình;

- Đầu tư toàn bộ hoặc góp vốn với công chứng viên khác để thành lập, nhận chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp của toàn bộ thành viên hợp danh của Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo loại hình công ty hợp danh mà không tham gia hợp danh vào Văn phòng công chứng đó;

Góp vốn, nhận góp vốn, hợp tác với tổ chức, cá nhân không phải là công chứng viên để thành lập, nhận chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp của toàn bộ thành viên hợp danh của Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo loại hình công ty hợp danh;

Đầu tư để thành lập hoặc mua Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân mà không làm Trưởng Văn phòng công chứng đó.

Văn bản quy phạm pháp luật
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Văn bản quy phạm pháp luật
Hỏi đáp Pháp luật
Toàn văn Nghị quyết 177/2025/QH15 về cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa 15?
Hỏi đáp Pháp luật
Toàn văn Nghị quyết 176/2025/QH15 về cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa 15?
Hỏi đáp Pháp luật
Đã có Quyết định 04/2025/QĐ-TTg về chế độ bồi dưỡng đối với thành viên Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia áp dụng từ ngày 1/4/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Kết luận 126-KL/TW 2025 thực hiện Kết luận 121-KL/TW về tinh gọn bộ máy file PDF tải về?
Hỏi đáp Pháp luật
Điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Bãi bỏ 29 văn bản quy phạm pháp luật lĩnh vực thông tin và truyền thông từ ngày 31/12/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) đã được thông qua chưa?
Hỏi đáp Pháp luật
Chính thức thông qua Luật Tổ chức Chính phủ sửa đổi?
Hỏi đáp Pháp luật
Dự thảo Thông tư về chính sách, chế độ khi sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy trong Quân đội năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Toàn văn Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Công chứng?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Văn bản quy phạm pháp luật
Nguyễn Thị Kim Linh
25 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào