Đã lập hóa đơn điều chỉnh hoặc thay thế rồi mà vẫn còn sai sót thì phải xử lý thế nào?

Đã lập hóa đơn điều chỉnh hoặc thay thế rồi mà vẫn còn sai sót thì phải xử lý thế nào? Người bán phát hiện hóa đơn điện tử có sai sót địa chỉ người mua thì xử lý như thế nào?

Đã lập hóa đơn điều chỉnh hoặc thay thế rồi mà vẫn còn sai sót thì phải xử lý thế nào?

Theo hướng dẫn tại mục 2 Công văn 1647/TCT-CS năm 2023 thì:

[...]
2. Về xử lý hóa đơn điện tử đã lập có sai sót
[...]
- Trong trường hợp người bán lựa chọn hình thức xử lý hoá đơn đã lập bằng cách lập hóa đơn điều chỉnh thì người bán thực hiện điều chỉnh giảm toàn bộ thông tin dòng hàng hóa bị sai và điều chỉnh tăng tương ứng dòng hàng hóa đúng (bao gồm: tên hàng hóa dịch vụ, đơn vị tính, số lượng, đơn giá, thuế suất, thành tiền chưa thuế).
- Trong trường hợp người bán lựa chọn hình thức xử lý hoá đơn đã lập bằng cách lập hóa đơn thay thế thì người bán lập lại hóa đơn mới với số hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu hóa đơn và đầy đủ toàn bộ nội dung của hóa đơn cần thay thế.
Đối với cả 2 trường hợp nêu trên, hóa đơn điều chỉnh hoặc thay thế đều cần ghi thông tin: “Điều chỉnh/thay thế cho hóa đơn Mẫu số… ký hiệu... số... ngày… tháng… năm...” và trường hợp hóa đơn điện tử đã lập có sai sót và người bán đã xử lý theo hình thức điều chỉnh hoặc thay thế theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 19 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP, sau đó lại phát hiện hóa đơn tiếp tục có sai sót thì các lần xử lý tiếp theo người bán thực hiện theo hình thức đã áp dụng khi xử lý sai sót lần đầu.
- Trường hợp doanh nghiệp lập hóa đơn điện tử bị sai (gọi là hóa đơn F0), sau đó doanh nghiệp lập hóa đơn điều chỉnh hoặc thay thế (gọi là hóa đơn F1 điều chỉnh/thay thế cho hóa đơn F0) và phát hiện hóa đơn F1 vẫn bị sai thì:
+ Nếu lựa chọn phương pháp điều chỉnh: Doanh nghiệp lập hóa đơn F2 điều chỉnh cho hóa đơn F0 (lúc này hóa đơn F0 đã bị điều chỉnh bởi hóa đơn F1).
+ Nếu lựa chọn phương pháp thay thế: Doanh nghiệp lập hóa đơn F2 thay thế cho hóa đơn F1 (lúc này hóa đơn F0 đã bị thay thế bởi hóa đơn F1).
[...]

Như vậy, trường hợp đã lập hóa đơn điều chỉnh hoặc thay thế rồi mà vẫn tiếp tục có sai sót thì các lần xử lý tiếp theo người bán thực hiện theo hình thức (điều chỉnh hoặc thay thế) đã áp dụng khi xử lý sai sót lần đầu.

Cụ thể: Gọi hóa đơn bị sai sót đầu tiên (hóa đơn gốc) là hóa đơn F0, hóa đơn điều chỉnh hoặc thay thế lần 1 là hóa đơn F1, hóa đơn điều chỉnh hoặc thay thế lần 2 là hóa đơn F2. Vậy khi phát hiện hóa đơn F1 vẫn bị sai sót thì:

- Nếu hóa đơn F1 dùng phương pháp điều chỉnh thì lập hóa đơn F2 điều chỉnh cho hóa đơn F0 (lúc này hóa đơn F0 đã bao gồm nội dung bị điều chỉnh bởi hóa đơn F1).

- Nếu hóa đơn F1 dùng phương pháp thay thế thì lập hóa đơn F2 thay thế cho hóa đơn F1 (lúc này hóa đơn F0 đã bị thay thế bởi hóa đơn F1).

Đã lập hóa đơn điều chỉnh hoặc thay thế rồi mà vẫn còn sai sót thì phải xử lý thế nào?

Đã lập hóa đơn điều chỉnh hoặc thay thế rồi mà vẫn còn sai sót thì phải xử lý thế nào? (Hình từ Internet)

Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ điện tử đã lập và gửi dữ liệu đến cơ quan thuế mà có sai sót thì xử lý thế nào?

Theo hướng dẫn tại mục 1 Công văn 1647/TCT-CS năm 2023 thì:

[...]
1. Về phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ điện tử
Khoản 6 Điều 8 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định:
“Điều 8. Loại hóa đơn
Hóa đơn quy định tại Nghị định này gồm các loại sau:
[...]
6. Các chứng từ được in, phát hành, sử dụng và quản lý như hóa đơn gồm phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý….”
Tại Điều 19 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định về xử lý sai sót đối với hóa đơn đã lập.
Căn cứ quy định trên, trường hợp Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ điện tử đã lập và đã gửi đến cơ quan thuế để cấp mã hoặc đã gửi dữ liệu đến cơ quan thuế có sai sót thì người nộp thuế thực hiện xử lý sai sót theo nguyên tắc quy định tại Điều 19 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ.
[...]

Như vậy, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ điện tử được xác định là loại chứng từ được in, phát hành, sử dụng và quản lý như hóa đơn. Theo đó, việc xử lý sai sót của phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ điện tử đã lập và gửi dữ liệu đến cơ quan thuế cũng áp dụng các nguyên tắc xử lý sai sót của hóa đơn điện tử tại Điều 19 Nghị định 123/2020/NĐ-CP.

Người bán phát hiện hóa đơn điện tử có sai sót địa chỉ người mua thì xử lý như thế nào?

Theo quy định tại Điều 19 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, trường hợp người bán phát hiện hóa đơn điện tử có sai sót địa chỉ người mua thì xử lý như sau:

- Nếu hóa đơn điện tử đã được cấp mã của cơ quan thuế chưa gửi cho người mua có sai sót địa chỉ người mua thì người bán thực hiện thông báo với cơ quan thuế theo Mẫu số 04/SS-HĐĐT Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP về việc hủy hóa đơn điện tử có mã đã lập có sai sót và lập hóa đơn điện tử mới, ký số gửi cơ quan thuế để cấp mã hóa đơn mới thay thế hóa đơn đã lập để gửi cho người mua. Cơ quan thuế thực hiện hủy hóa đơn điện tử đã được cấp mã có sai sót lưu trên hệ thống của cơ quan thuế.

- Nếu hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế đã gửi cho người mua mà có sai sót địa chỉ người mua thì người bán thông báo cho người mua về việc hóa đơn có sai sót và không phải lập lại hóa đơn. Người bán thực hiện thông báo với cơ quan thuế về hóa đơn điện tử có sai sót theo Mẫu số 04/SS-HĐĐT Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP, trừ trường hợp hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế có sai sót nêu trên chưa gửi dữ liệu hóa đơn cho cơ quan thuế.

Hóa đơn điện tử
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Hóa đơn điện tử
Hỏi đáp Pháp luật
Đã lập hóa đơn điều chỉnh hoặc thay thế rồi mà vẫn còn sai sót thì phải xử lý thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Xử lý sự cố đối với hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Nội dung hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế được khởi tạo từ máy tính tiền là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Tải Phụ lục Thông tư 78 về hóa đơn điện tử file Word?
Hỏi đáp Pháp luật
Các bước đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử bán tài sản công 2025 chi tiết?
Hỏi đáp Pháp luật
Link tra cứu hóa đơn điện tử của Tổng Cục thuế?
Hỏi đáp Pháp luật
Công ty tặng quà Tết Âm lịch có phải xuất hóa đơn không? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 trên cả nước?
Hỏi đáp Pháp luật
Yêu cầu kiểm tra, giám sát các cửa hàng bán lẻ xăng dầu vẫn còn sử dụng máy POS, máy tính bảng, điện thoại để lập hóa đơn điện tử?
Hỏi đáp Pháp luật
Hợp đồng ủy nhiệm hóa đơn điện tử của doanh nghiệp, tổ chức kinh tế cho bên thứ ba phải đảm bảo những nội dung gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh sách mã hoá đơn 63 tỉnh thành mới nhất hiện nay?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Hóa đơn điện tử
3 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào