Thượng nguyên - trung nguyên và hạ nguyên là gì? Năm 2025, người lao động được nghỉ những ngày này không?
Thượng nguyên - trung nguyên và hạ nguyên là gì?
Dưới đây là thông tin về "Thượng nguyên - trung nguyên và hạ nguyên là gì?":
(1) Thượng Nguyên – Rằm tháng Giêng (Ngày 15 tháng Giêng (Âm lịch))
Thượng Nguyên là ngày lễ lớn nhất trong ba ngày, còn gọi là Tết Nguyên Tiêu. Vào ngày này, người dân thường lên chùa cầu an, dâng lễ và thả đèn hoa đăng để mong một năm mới bình an, may mắn.
(2) Trung Nguyên – Lễ Vu Lan, xá tội vong nhân (Ngày 15 tháng Bảy (Âm lịch)
Đây là ngày lễ quan trọng trong Phật giáo và tín ngưỡng dân gian, còn gọi là Lễ Vu Lan – Báo hiếu và Tết xá tội vong nhân.
Người ta tin rằng vào ngày này, cửa địa ngục mở ra, các vong hồn được thả về dương gian. Vì vậy, nhiều gia đình làm lễ cúng cô hồn, cúng tổ tiên và làm việc thiện để tích đức.
(3) Hạ Nguyên – Lễ tế thủy quan, cầu sức khỏe (Ngày 15 tháng Mười (Âm lịch))
Vào ngày này, người ta thường làm lễ cúng để cầu mong sức khỏe, bình an, đặc biệt là tránh được thiên tai, lũ lụt.
Trên đây là thông tin tham khảo về Thượng nguyên - trung nguyên và hạ nguyên là gì?
Thượng nguyên - trung nguyên và hạ nguyên là gì? Năm 2025, người lao động được nghỉ những ngày này không? (Hình từ Internet)
Năm 2025, người lao động được nghỉ những ngày này không?
Theo Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ lễ, tết cụ thể như sau:
Điều 112. Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Theo quy định trên, người lao động có các kỳ nghỉ lễ tết được nghỉ làm việc và hưởng nguyên lương như sau:
(1) Tết Dương lịch (01/01 dương lịch)
(2) Tết Âm lịch
(3) Ngày Chiến thắng (Ngày 30/04)
(4) Ngày Quốc tế lao động (Ngày 01/05)
(5) Lễ Quốc khánh (Ngày 02/9)
(6) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (Ngày 10/03 âm lịch)
Ngoài ra, người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
Như vậy, các ngày thượng nguyên (ngày 12/2/2025 (thứ Tư)) - trung nguyên (ngày 6/9/2025 (thứ Bảy)) và hạ nguyên 2025 (ngày 4/12/2025 (thứ Năm)) không được xem là một ngày nghỉ lễ tết, nghỉ hưởng lương. (Trừ trường hợp các ngày này rơi vào hoặc là ngày Tết cổ truyền dân tộc và ngày Quốc khánh của nước người nước ngoài làm việc tại Việt Nam).
Do đó, người lao động vẫn phải đi làm vào những ngày này nếu có lịch làm việc theo quy định.
Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương trong trường hợp nào?
Theo Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Điều 115. Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương
1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:
a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
b) Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;
c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.
2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.
3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.
Theo đó, người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương trong các trường hợp sau:
- Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
- Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;
- Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.
Lưu ý: Người lao động nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng lương thì phải thông báo với người sử dụng lao động.
![Hỏi đáp Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/Hoidapphapluat/2025/TTTT/250212/tam-nguyen.jpg)
![Hỏi đáp Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/Hoidapphapluat/2025/TTTT/250212/thuong-nguyen.jpg)
![Hỏi đáp Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/Hoidapphapluat/2025/PVHM/Thang2/0212/valentine.png)
![Hỏi đáp Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/Hoidapphapluat/2025/LNMT/Th%C3%A1ng%202%202025/250212/19_2_2025.jpg)
![Hỏi đáp Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/Hoidapphapluat/2025/PVHM/Thang2/0212/thiep-valentine.png)
![Hỏi đáp Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/Hoidapphapluat/2025/TTTT/250212/thiep-valentine.jpg)
![Hỏi đáp Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/Hoidapphapluat/2025/TTTT/250212/qua-valentine.jpg)
![Hỏi đáp Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/Hoidapphapluat/2025/PVHM/Thang2/0212/qua-tang-valentine.png)
![Hỏi đáp Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/Hoidapphapluat/2025/NTH/11022025/TM.jpg)
![Hỏi đáp Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/Hoidapphapluat/2025/TTTT/250212/lich-2025.jpg)
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
![](https://cdn.thuvienphapluat.vn/images/new.gif)
- Valentine 14 2 là valentine gì? 14 tháng 2 ai nên tặng quà cho ai?
- Người lao động mất khả năng điều khiển hành vi dẫn đến vi phạm kỷ luật lao động thì có bị xử lý kỷ luật lao động không?
- Tam Nguyên là rằm tháng mấy? Tam nguyên có phải là ngày lễ lớn theo quy định pháp luật không?
- Điều kiện để giáo viên được dạy thêm ngoài nhà trường từ 14/2/2025?
- Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54 năm 2025: Nỗi đau của đại dương?