Khi cần vay vốn để đầu tư công trình hạ tầng, thiết bị y tế, cần báo cáo cơ quan quản lý cấp trên các nội dung nào?
Có các hình thức thu hút nguồn lực xã hội trong hoạt động khám bệnh, chữa bệnh nào?
Căn cứ Điều 109 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 quy định về xã hội hóa trong hoạt động khám bệnh, chữa bệnh như sau:
Điều 109. Xã hội hóa trong hoạt động khám bệnh, chữa bệnh
1. Tổ chức, gia đình và cá nhân có trách nhiệm tự chăm lo sức khỏe, phát hiện bệnh sớm cho thành viên trong tổ chức, gia đình và bản thân; tham gia cấp cứu, hỗ trợ giải quyết các trường hợp xảy ra tai nạn, thương tích tại cộng đồng và tham gia hoạt động khám bệnh, chữa bệnh khi có sự huy động của cơ quan, người có thẩm quyền.
2. Nhà nước thực hiện đa dạng hóa các loại hình dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh; tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được hưởng chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật về xã hội hóa, bảo đảm nguyên tắc công khai, minh bạch, bình đẳng, bền vững, hiệu quả, hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, nhà đầu tư, người bệnh và cộng đồng; khuyến khích cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân hoạt động khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo, không vì mục đích lợi nhuận; khuyến khích thành lập quỹ hỗ trợ khám bệnh, chữa bệnh.
3. Hình thức thu hút nguồn lực xã hội trong hoạt động khám bệnh, chữa bệnh bao gồm:
a) Đầu tư thành lập cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân;
b) Đầu tư theo phương thức đối tác công tư để thành lập cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
c) Vay vốn để đầu tư công trình hạ tầng, thiết bị y tế;
d) Thuê, cho thuê tài sản, dịch vụ lâm sàng, dịch vụ cận lâm sàng, dịch vụ phi y tế, dịch vụ nhà thuốc, quản lý vận hành cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
đ) Mua trả chậm, trả dần; thuê, mượn thiết bị y tế;
e) Tài trợ, viện trợ từ các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài;
g) Hình thức khác theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và quy định khác của pháp luật có liên quan.
4. Việc thực hiện thu hút nguồn lực xã hội trong hoạt động khám bệnh, chữa bệnh đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước được thực hiện theo quy định của pháp luật.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Theo đó, các hình thức thu hút nguồn lực xã hội trong hoạt động khám bệnh, chữa bệnh bao gồm:
- Đầu tư thành lập cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân;
- Đầu tư theo phương thức đối tác công tư để thành lập cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
- Vay vốn để đầu tư công trình hạ tầng, thiết bị y tế;
- Thuê, cho thuê tài sản, dịch vụ lâm sàng, dịch vụ cận lâm sàng, dịch vụ phi y tế, dịch vụ nhà thuốc, quản lý vận hành cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
- Mua trả chậm, trả dần; thuê, mượn thiết bị y tế;
- Tài trợ, viện trợ từ các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài;
- Hình thức khác theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Khi cần vay vốn để đầu tư công trình hạ tầng, thiết bị y tế, cần báo cáo cơ quan quản lý cấp trên các nội dung nào? (Hình từ Internet)
Khi cần vay vốn để đầu tư công trình hạ tầng, thiết bị y tế, cần báo cáo cơ quan quản lý cấp trên các nội dung nào?
Vay vốn để đầu tư công trình hạ tầng, thiết bị y tế là một trong các hình thức thu hút nguồn lực xã hội trong hoạt động khám bệnh, chữa bệnh. Tại Điều 115 Nghị định 96/2023/NĐ-CP quy định:
Điều 115. Vay vốn để đầu tư công trình hạ tầng, thiết bị y tế
1. Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được phân loại tự chủ nhóm 1, 2, 3 theo quy định về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập được vay vốn để đầu tư công trình hạ tầng, thiết bị y tế phục vụ hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
2. Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh báo cáo cơ quan quản lý cấp trên để có ý kiến về chủ trương đối với việc vay vốn đầu tư trước khi thực hiện. Đối với đơn vị có Hội đồng quản lý hoặc Hội đồng Trường, Hội đồng Đại học, đơn vị trình Hội đồng để có ý kiến về chủ trương đối với việc vay vốn đầu tư trước khi thực hiện. Nội dung báo cáo cơ quan quản lý cấp trên gồm:
a) Sự cần thiết;
b) Mục tiêu;
c) Quy mô, địa điểm thực hiện dự án sử dụng vốn vay;
d) Hình thức tổ chức hoạt động;
đ) Phương án về nhân lực để thực hiện các hoạt động từ các trang thiết bị hoặc cơ sở đầu tư từ vốn vay;
e) Thời gian thực hiện dự án: thời gian đầu tư xây dựng, thời gian hoạt động của dự án;
g) Tính khả thi của phương án vay vốn;
h) Hiệu quả kinh tế xã hội của dự án.
3. Quy trình thủ tục vay vốn thực hiện theo quy định của pháp luật về các tổ chức tín dụng và các văn bản có liên quan.
4. Tài sản hình thành từ vay vốn được sử dụng làm tài sản thế chấp theo Luật dân sự và pháp luật hiện hành có liên quan.
5. Việc sử dụng nguồn vốn vay để đầu tư thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.
Như vậy, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh báo cáo cơ quan quản lý cấp trên để có ý kiến về chủ trương đối với việc vay vốn đầu tư trước khi thực hiện. Nội dung báo cáo cơ quan quản lý cấp trên gồm:
- Sự cần thiết;
- Mục tiêu;
- Quy mô, địa điểm thực hiện dự án sử dụng vốn vay;
- Hình thức tổ chức hoạt động;
- Phương án về nhân lực để thực hiện các hoạt động từ các trang thiết bị hoặc cơ sở đầu tư từ vốn vay;
- Thời gian thực hiện dự án: thời gian đầu tư xây dựng, thời gian hoạt động của dự án;
- Tính khả thi của phương án vay vốn;
- Hiệu quả kinh tế xã hội của dự án.
Thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh đối với chức danh bác sỹ là bao lâu?
Theo Điều 3 Nghị định 96/2023/NĐ-CP quy định về thời gian, nội dung thực hành để cấp giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh như sau:
Điều 3. Thời gian, nội dung thực hành để cấp giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh
1. Thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh đối với chức danh bác sỹ là 12 tháng, trong đó:
a) Thời gian thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh là 09 tháng;
b) Thời gian thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh về hồi sức cấp cứu là 03 tháng.
2. Thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh đối với chức danh y sỹ là 09 tháng, trong đó:
a) Thời gian thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh là 06 tháng;
b) Thời gian thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh về hồi sức cấp cứu là 03 tháng.
3. Thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh đối với chức danh điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y là 06 tháng, trong đó:
a) Thời gian thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh là 05 tháng;
b) Thời gian thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh về hồi sức cấp cứu là 01 tháng.
Theo đó, thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh đối với chức danh bác sỹ là 12 tháng, trong đó:
- Thời gian thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh là 09 tháng.
- Thời gian thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh về hồi sức cấp cứu là 03 tháng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu tờ khai đăng ký giám sát việc giám hộ năm 2025? Hướng dẫn cách viết mẫu tờ khai?
- Mẫu tờ khai đăng ký chấm dứt giám sát việc giám hộ năm 2025? Hướng dẫn cách viết mẫu?
- Mẫu tờ khai đăng ký thuế tổng hợp người phụ thuộc 20-ĐK-TH-TCT theo Thông tư 86 năm 2025? Hướng dẫn cách viết mẫu?
- diemthi.hanoi.edu.vn tra cứu điểm thi HSG lớp 9 Hà Nội năm 2024 2025?
- Thể lệ Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ 5 2025?