Tiêu chuẩn bổ nhiệm giám định viên tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư từ 15/02/2025?

Tiêu chuẩn bổ nhiệm giám định viên tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư từ 15/02/2025?

Tiêu chuẩn bổ nhiệm giám định viên tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư từ 15/02/2025?

Tiêu chuẩn bổ nhiệm giám định viên tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư từ 15/02/2025 được quy định tại Điều 3 Thông tư 28/2024/TT-BKHĐT, cụ thể:

Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam được lựa chọn, xem xét bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư phải có đủ các tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 7 Luật Giám định tư pháp 2012 và không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 7 Luật Giám định tư pháp 2012, bao gồm:

(1) Có sức khỏe, phẩm chất đạo đức tốt;

(2) Có trình độ đại học trở lên do cơ sở giáo dục của Việt Nam đào tạo theo quy định của pháp luật hoặc do cơ sở giáo dục của nước ngoài đào tạo và được công nhận để sử dụng tại Việt Nam;

(3) Có thời gian hoạt động chuyên môn ở lĩnh vực được đào tạo từ đủ 05 năm trở lên tính từ ngày bổ nhiệm ngạch công chức, viên chức trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư, phù hợp với lĩnh vực giám định tư pháp.

Trong đó, để được lựa chọn, xem xét bổ nhiệm Giám định viên tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư thì phải không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 7 Luật Giám định tư pháp 2012, cụ thể:

(1) Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;

(2) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đã bị kết án mà chưa được xoá án tích về tội phạm do vô ý hoặc tội phạm ít nghiêm trọng do cố ý; đã bị kết án về tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý;

(3) Đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.

Tiêu chuẩn bổ nhiệm giám định viên tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư từ 15/02/2025?

Tiêu chuẩn bổ nhiệm giám định viên tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư từ 15/02/2025? (Hình từ Internet)

Trình tự, thủ tục bổ nhiệm giám định viên tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư theo Thông tư 28?

Trình tự, thủ tục bổ nhiệm giám định viên tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư theo Thông tư 28 được quy định tại khoản 2, 3 Điều 4 Thông tư 28/2024/TT-BKHĐT, cụ thể:

(A) Trình tự, thủ tục bổ nhiệm giám định viên tư pháp tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư:

(1) Vụ Pháp chế gửi văn bản đề nghị cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư lựa chọn người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 3 Thông tư 28/2024/TT-BKHĐT;

(2) Người đứng đầu cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư lựa chọn người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 3 Thông tư 28/2024/TT-BKHĐT, lập 01 (một) bộ hồ sơ đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 28/2024/TT-BKHĐT gửi Vụ Tổ chức cán bộ;

(3) Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 28/2024/TT-BKHĐT và đáp ứng tiêu chuẩn quy định tại Điều 3 Thông tư 28/2024/TT-BKHĐT, Vụ Tổ chức cán bộ chủ trì, phối hợp với Vụ Pháp chế xem xét hồ sơ và trình Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư quyết định bổ nhiệm và cấp thẻ giám định viện tư pháp.

Trường hợp từ chối không bổ nhiệm, Vụ Tổ chức cán bộ trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do cho cơ quan, đơn vị đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp;

(4) Trên cơ sở quyết định bổ nhiệm giám định viên tư pháp, Vụ Tổ chức cán bộ lập danh sách giám định viên tư pháp và gửi Trung tâm Công nghệ thông tin và chuyển đổi số để đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đồng thời gửi Bộ Tư pháp để tổng hợp vào danh sách chung theo quy định.

(B) Trình tự, thủ tục bổ nhiệm giám định viên tư pháp tại địa phương:

Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Sở Tư pháp xem xét, lựa chọn người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 3 Thông tư 28/2024/TT-BKHĐT, lập hồ sơ theo quy định tại Điều 8 Luật Giám định tư pháp 2012 được sửa đổi bởi điểm a, b khoản 4 Điều 1 Luật Giám định tư pháp sửa đổi 2020 trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) xem xét quyết định bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư thuộc thẩm quyền quản lý của địa phương.

Danh sách giám định viên tư pháp được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Sở Kế hoạch và Đầu tư, đồng thời gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tư pháp để tổng hợp vào danh sách chung về giám định viên tư pháp theo quy định.

7 hành vi bị nghiêm cấm hoạt động giám định tư pháp?

7 hành vi bị nghiêm cấm hoạt động giám định tư pháp được quy định tại Điều 6 Luật Giám định tư pháp 2012 được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật Giám định tư pháp sửa đổi 2020, cụ thể:

(1) Từ chối đưa ra kết luận giám định tư pháp mà không có lý do chính đáng.

(2) Cố ý đưa ra kết luận giám định tư pháp sai sự thật.

(3) Cố ý kéo dài thời gian thực hiện giám định tư pháp hoặc lợi dụng việc trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp để gây khó khăn, cản trở hoạt động tố tụng.

(4) Lợi dụng việc thực hiện giám định tư pháp để trục lợi.

(5) Tiết lộ bí mật thông tin mà mình biết được khi tiến hành giám định tư pháp.

(6) Xúi giục, ép buộc người giám định tư pháp đưa ra kết luận giám định tư pháp sai sự thật.

(7) Can thiệp, cản trở việc thực hiện giám định của người giám định tư pháp.

Lưu ý: Thông tư 28/2024/TT-BKHĐT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2025.

Giám định viên tư pháp
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Giám định viên tư pháp
Hỏi đáp Pháp luật
Tiêu chuẩn bổ nhiệm giám định viên tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư từ 15/02/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Hồ sơ đề nghị cấp lại thẻ giám định viên tư pháp gồm những gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiêu chuẩn giám định viên tư pháp trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng gồm những gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời điểm cấp, thu hồi thẻ giám định viên tư pháp trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng là khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Giám định viên tư pháp cần có bao nhiêu năm hoạt động giám định trong lĩnh vực tư pháp mới được thành lập Văn phòng giám định tư pháp?
Hỏi đáp Pháp luật
Người nước ngoài có được làm giám định viên tư pháp trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng tại Việt Nam hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Giám định viên tư pháp trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư bị miễn nhiệm trong các trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Thủ tục bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư ở địa phương như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Cử nhân kinh tế có thể trở thành giám định viên tư pháp không?
Hỏi đáp Pháp luật
Trình tự thực hiện miễn nhiệm, thu hồi thẻ giám định viên tư pháp xây dựng ở địa phương được quy định như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Giám định viên tư pháp
16 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào