Giám định viên tư pháp cần có bao nhiêu năm hoạt động giám định trong lĩnh vực tư pháp mới được thành lập Văn phòng giám định tư pháp?
Giám định viên tư pháp cần có bao nhiêu năm hoạt động giám định trong lĩnh vực tư pháp mới được thành lập Văn phòng giám định tư pháp?
Căn cứ quy định Điều 15 Luật Giám định tư pháp 2012 được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Luật Giám định tư pháp sửa đổi 2020 quy định về điều kiện thành lập Văn phòng giám định tư pháp như sau:
Điều kiện thành lập Văn phòng giám định tư pháp
1. Giám định viên tư pháp được thành lập Văn phòng giám định tư pháp khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có từ đủ 03 năm trở lên là giám định viên tư pháp và có hoạt động giám định trong lĩnh vực đề nghị thành lập Văn phòng;
b) Có Đề án thành lập theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 16 của Luật này.
2. Cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan quân đội, sĩ quan công an nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng không được thành lập Văn phòng giám định tư pháp
Theo đó, giám định viên tư pháp được thành lập Văn phòng giám định tư pháp khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Có từ đủ 03 năm trở lên là giám định viên tư pháp và có hoạt động giám định trong lĩnh vực đề nghị thành lập Văn phòng;
- Có Đề án thành lập theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 16 Luật Giám định tư pháp 2012.
Do đó để có thể thành lập Văn phòng giám định tư pháp thì giám định viên tư pháp cần có ít nhất là đủ 03 năm là giám định viên tư pháp và có hoạt động giám định trong lĩnh vực đề nghị thành lập Văn phòng.
Giám định viên tư pháp cần có bao nhiêu năm hoạt động giám định trong lĩnh vực tư pháp mới được thành lập Văn phòng giám định tư pháp? (Hình từ Internet)
Hồ sơ xin phép thành lập Văn phòng giám định tư pháp gồm những gì?
Căn cứ quy định khoản 2 Điều 16 Luật Giám định tư pháp 2012 quy định về cấp phép thành lập Văn phòng giám định tư pháp như sau:
Cấp phép thành lập Văn phòng giám định tư pháp
....
2. Giám định viên tư pháp xin phép thành lập Văn phòng giám định tư pháp gửi hồ sơ xin phép thành lập đến Sở Tư pháp. Hồ sơ bao gồm:
a) Đơn xin phép thành lập;
b) Bản sao Quyết định bổ nhiệm giám định viên tư pháp;
c) Dự thảo Quy chế tổ chức, hoạt động của Văn phòng giám định tư pháp;
d) Đề án thành lập Văn phòng giám định tư pháp phải nêu rõ mục đích thành lập; dự kiến về tên gọi, nhân sự, địa điểm đặt trụ sở; điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện giám định theo quy định của bộ, cơ quan ngang bộ quản lý chuyên môn về lĩnh vực giám định và kế hoạch triển khai thực hiện.
....
Như vậy, hồ sơ xin phép thành lập Văn phòng giám định tư pháp gồm có:
- Đơn xin phép thành lập
- Bản sao Quyết định bổ nhiệm giám định viên tư pháp;
- Dự thảo Quy chế tổ chức, hoạt động của Văn phòng giám định tư pháp;
- Đề án thành lập Văn phòng giám định tư pháp phải nêu rõ mục đích thành lập;
- Dự kiến về tên gọi, nhân sự, địa điểm đặt trụ sở;
- Điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện giám định theo quy định của bộ, cơ quan ngang bộ quản lý chuyên môn về lĩnh vực giám định và kế hoạch triển khai thực hiện.
Đơn xin phép thành lập Văn phòng giám định tư pháp phải có các nội dung chủ yếu nào?
Căn cứ quy định Điều 13 Nghị định 85/2013/NĐ-CP quy định về đơn xin phép thành lập, dự thảo Quy chế tổ chức, hoạt động của Văn phòng giám định tư pháp như sau:
Đơn xin phép thành lập, dự thảo Quy chế tổ chức, hoạt động của Văn phòng giám định tư pháp
1. Đơn xin phép thành lập Văn phòng giám định tư pháp quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 16 của Luật giám định tư pháp phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; nơi đăng ký hộ khẩu thường trú; số chứng minh thư nhân dân của người xin phép thành lập Văn phòng;
b) Họ và tên thành viên hợp danh, thành viên góp vốn;
c) Tên gọi, địa chỉ trụ sở dự kiến của Văn phòng;
d) Lĩnh vực giám định tư pháp;
đ) Cam kết về việc tuân thủ pháp luật trong quá trình hoạt động.
...
Như vậy, đơn xin phép thành lập Văn phòng giám định tư pháp phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
- Họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; nơi đăng ký hộ khẩu thường trú; số chứng minh thư nhân dân của người xin phép thành lập Văn phòng;
- Họ và tên thành viên hợp danh, thành viên góp vốn;
- Tên gọi, địa chỉ trụ sở dự kiến của Văn phòng;
- Lĩnh vực giám định tư pháp;
- Cam kết về việc tuân thủ pháp luật trong quá trình hoạt động.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tăng lương hưu 2025 cho những người nghỉ hưu theo Nghị định 75 đúng không?
- Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của học sinh Long An?
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Các trường hợp nào không phải đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng?
- Xác định số ngày giường điều trị nội trú để thanh toán tiền giường bệnh như thế nào từ ngày 01/01/2025?