04 Thông tư mới dành cho viên chức có hiệu lực từ tháng 2 năm 2025 mới nhất?
04 Thông tư mới dành cho viên chức có hiệu lực từ tháng 2 năm 2025 mới nhất?
(1) Tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh hỗ trợ pháp lý
Thông tư 16/2024/TT-BTP quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng đối với các chức danh nghề nghiệp hỗ trợ pháp lý, hỗ trợ nghiệp vụ trong lĩnh vực tư pháp có hiệu lực từ ngày 10/2/2025.
(2) Tiêu chuẩn của chức danh nghề nghiệp công chứng viên
Thông tư 15/2024/TT-BTP quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp công chứng viên, đấu giá viên, hỗ trợ pháp lý và hỗ trợ nghiệp vụ trong lĩnh vực tư pháp có hiệu lực từ ngày 10/2/2025.
(3) Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành khoa học và công nghệ
Thông tư 11/2024/TT-BKHCN quy định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành khoa học và công nghệ; tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành khoa học và công nghệ có hiệu lực từ ngày 15/2/2025.
(4) Định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức, viên chức lĩnh vực Công Thương ở địa phương
Thông tư 41/2024/TT-BCT quy định danh mục và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức, viên chức trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc thuộc lĩnh vực Công Thương ở địa phương có hiệu lực từ ngày 21/2/2025.
Thông tin trên là: 04 Thông tư mới dành cho viên chức có hiệu lực từ tháng 2 năm 2025 mới nhất?
04 Thông tư mới dành cho viên chức có hiệu lực từ tháng 2 năm 2025 mới nhất? (Hình từ Internet)
Hồ sơ đăng ký xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức gồm những gì?
Căn cứ theo Điều 36 Nghị định 115/2020/NĐ-CP một số cụm từ bị bãi bỏ bởi điểm c khoản 38 Điều 1 Nghị định 85/2023/NĐ-CP và được sửa đổi bởi khoản 18 Điều 1 Nghị định 85/2023/NĐ-CP quy định về hồ sơ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp bao gồm:
Điều 36. Hồ sơ đăng ký xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp
Hồ sơ đăng ký xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp bao gồm:
1. Sơ yếu lý lịch viên chức theo quy định hiện hành được lập chậm nhất là 30 ngày trước thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp, có xác nhận của cơ quan, đơn vị sử dụng viên chức;
2. Bản nhận xét, đánh giá của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng viên chức hoặc của người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập về các tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp của viên chức theo quy định;
3. Bản sao các văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu của chức danh nghề nghiệp xét thăng hạng.
Trường hợp yêu cầu về ngoại ngữ ở hạng chức danh nghề nghiệp xét thăng hạng không có sự thay đổi so với yêu cầu ở hạng chức danh nghề nghiệp đang giữ thì không phải nộp chứng chỉ ngoại ngữ.
Trường hợp có một trong các văn bằng, chứng chỉ quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định này thì được sử dụng thay thế chứng chỉ ngoại ngữ
4. Các yêu cầu khác theo quy định của tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp xét thăng hạng.
Như vậy, hồ sơ đăng ký xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức gồm:
- Sơ yếu lý lịch viên chức
- Bản nhận xét, đánh giá của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng viên chức hoặc của người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập về các tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp của viên chức theo quy định
- Bản sao các văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu của chức danh nghề nghiệp xét thăng hạng.
Trường hợp yêu cầu về ngoại ngữ ở hạng chức danh nghề nghiệp xét thăng hạng không có sự thay đổi so với yêu cầu ở hạng chức danh nghề nghiệp đang giữ thì không phải nộp chứng chỉ ngoại ngữ.
Trường hợp có một trong các văn bằng, chứng chỉ quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định 115/2020/NĐ-CP thì được sử dụng thay thế chứng chỉ ngoại ngữ
- Các yêu cầu khác theo quy định của tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp xét thăng hạng.
Người đứng đầu cơ quan, đơn vị tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức có nhiệm vụ gì?
Căn cứ theo Điều 34 Nghị định 115/2020/NĐ-CP, một số cụm từ bị bãi bỏ bởi điểm c khoản 38 Điều 1 Nghị định 85/2023/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp cụ thể như sau:
Điều 34. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp
Khi tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp cao hơn liền kề trong cùng lĩnh vực sự nghiệp, người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp quy định tại Điều 33 Nghị định này thực hiện các nhiệm vụ sau:
1. Xây dựng Đề án tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp;
2. Tổng hợp nhu cầu chỉ tiêu thăng hạng chức danh nghề nghiệp và danh sách viên chức có đủ tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp;
3. Thành lập Hội đồng xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp;
4. Quyết định tổ chức kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp;
5. Công nhận kết quả kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp;
6. Kiểm tra, giám sát việc tổ chức xét của Hội đồng xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp.
Như vậy, khi viên chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp cao hơn thì người đứng đầu cơ quan, đơn vị tổ chức thực hiện nhiệm vụ sau:
- Xây dựng Đề án xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp.
- Tổng hợp nhu cầu chỉ tiêu thăng hạng chức danh nghề nghiệp và danh sách viên chức có đủ tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp.
- Thành lập Hội đồng xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp.
- Quyết định tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp.
- Công nhận kết quả xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp.
- Kiểm tra, giám sát việc tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 15 1 âm lịch 2025 là ngày mấy dương lịch? Ngày 15 1 âm lịch 2025 là thứ mấy?
- Viết thư UPU lần thứ 54 2025: Hãy lắng nghe đại dương, hãy bảo vệ đại dương?
- Ngày Thần Tài làm gì để cả năm may mắn? Ngày vía Thần Tài có ý nghĩa như thế nào trong kinh doanh? Ngày vía Thần Tài cúng gì?
- 1 cây vàng bao nhiêu chỉ?
- 04 Thông tư mới dành cho viên chức có hiệu lực từ tháng 2 năm 2025 mới nhất?