Mẫu phiếu dự thi viết Bác Hồ với thiếu nhi năm 2025?

Mẫu phiếu dự thi viết Bác Hồ với thiếu nhi năm 2025? Việc đánh giá học sinh cấp 1 phải đáp ứng yêu cầu gì?

Mẫu phiếu dự thi viết Bác Hồ với thiếu nhi năm 2025?

Cuộc thi Bác Hồ với Thiếu nhi - Thiếu nhi với Bác Hồ năm 2025 do Bộ Giáo dục và Đào tạo và Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng, Hội đồng Đội Trung ương phối hợp cùng Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác tổ chức dành cho đối tượng là:

- Đội viên, thiếu nhi Việt Nam (từ 6 đến 15 tuổi) đang học tập và sinh sống ở trong và ngoài nước, thiếu nhi nước ngoài đang sinh sống tại Việt Nam.

- Các Liên đội Tiểu học và Trung học cơ sở, các Nhà thiếu nhi trên cả nước.

Nội dung cuộc thi Bác Hồ với Thiếu nhi năm 2025 tập trung tìm hiểu về thân thế, sự nghiệp, cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, qua đó giúp các bạn thiếu nhi rút ra những bài học quý giá về tư tưởng, đạo đức, phong cách của vị lãnh tụ vĩ đại. Liên hệ thực tiễn thực hiện phong trào “Thiếu nhi Việt Nam thi đua làm theo 5 điều Bác Hồ dạy”.

Cuộc thi Bác Hồ với Thiếu nhi năm 2025 được tổ chức đồng thời theo 2 hình thức: Thi viết và thi vẽ.

Thí sinh dự thi có thể tham dự theo một hoặc cả hai hình thức trên.

Tải mẫu phiếu dự thi viết Bác Hồ với thiếu nhi năm 2025:

Tại đây

https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/Hoidapphapluat/2025/NTKL/04022025/cuoc-thi-bac-ho-voi-thieu-nhi%20(1).jpg

Mẫu phiếu dự thi viết Bác Hồ với thiếu nhi năm 2025? (Hình từ Internet)

Việc đánh giá học sinh cấp 1 phải đáp ứng yêu cầu gì?

Căn cứ theo Điều 4 Quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT, việc đánh giá học sinh cấp 1 phải đáp ứng các yêu cầu dưới đây:

- Đánh giá học sinh thông qua đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt và biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của từng môn học, hoạt động giáo dục và những biểu hiện phẩm chất, năng lực của học sinh theo yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học.

- Đánh giá thường xuyên bằng nhận xét, đánh giá định kỳ bằng điểm số kết hợp với nhận xét; kết hợp đánh giá của giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh, trong đó đánh giá của giáo viên là quan trọng nhất.

- Đánh giá sự tiến bộ và vì sự tiến bộ của học sinh; coi trọng việc động viên, khuyến khích sự cố gắng trong học tập, rèn luyện của học sinh; giúp học sinh phát huy nhiều nhất khả năng, năng lực; đảm bảo kịp thời, công bằng, khách quan; không so sánh học sinh này với học sinh khác, không tạo áp lực cho học sinh, giáo viên và cha mẹ học sinh.

Mục đích đánh giá học sinh cấp 1 nhằm để làm gì?

Căn cứ theo Điều 3 Quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT, mục đích đánh giá học sinh cấp 1 nhằm để cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, xác định được thành tích học tập, rèn luyện theo mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt của chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học và sự tiến bộ của học sinh để hướng dẫn hoạt động học tập, điều chỉnh các hoạt động dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, cụ thể như sau:

- Giúp giáo viên điều chỉnh, đổi mới hình thức tổ chức, phương pháp giáo dục trong quá trình dạy học, giáo dục; kịp thời phát hiện những cố gắng, tiến bộ của học sinh nhằm động viên, khích lệ và phát hiện những khó khăn chưa thể tự vượt qua của học sinh để hướng dẫn, giúp đỡ nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động học tập, rèn luyện của học sinh; góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục tiểu học.

- Giúp học sinh có khả năng tự nhận xét, tham gia nhận xét; tự học, tự điều chỉnh cách học; giao tiếp, hợp tác; có hứng thú học tập và rèn luyện để tiến bộ.

- Giúp cha mẹ học sinh hoặc người giám hộ (sau đây gọi chung là cha mẹ học sinh) tham gia đánh giá quá trình và kết quả học tập, rèn luyện, quá trình hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh; tích cực hợp tác với nhà trường trong các hoạt động giáo dục học sinh.

- Giúp cán bộ quản lý giáo dục các cấp kịp thời chỉ đạo các hoạt động giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp đánh giá nhằm đạt hiệu quả giáo dục.

- Giúp các tổ chức xã hội nắm thông tin chính xác, khách quan, phát huy nguồn lực xã hội tham gia đầu tư phát triển giáo dục.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Học sinh
Nguyễn Thị Kim Linh
0 lượt xem
Học sinh
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Học sinh
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu phiếu dự thi viết Bác Hồ với thiếu nhi năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Thể lệ cuộc thi Bác Hồ với Thiếu nhi - Thiếu nhi với Bác Hồ 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Viết thư UPU lần thứ 54 2025: Hãy lắng nghe đại dương, hãy bảo vệ đại dương?
Hỏi đáp Pháp luật
Còn mấy tháng nữa nghỉ hè 2024? Lịch nghỉ hè 2023-2024 của học sinh cả nước?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn viết thư UPU chủ đề tưởng tượng bạn là đại dương?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn gửi bài dự thi viết thư UPU lần thứ 54 năm 2025 chi tiết?
Hỏi đáp Pháp luật
Bộ câu hỏi ôn thi đường lên đỉnh Olympia 2025 file Word có đáp án?
Hỏi đáp Pháp luật
Viết thư UPU lần thứ 54 tưởng tượng bạn là đại dương dài 800 từ hay?
Hỏi đáp Pháp luật
Năm 2025, học sinh lớp 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 sinh năm bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Các mốc thời gian quan trọng kì thi Trạng Nguyên Tiếng Việt Vòng 9 Kì thi Hội - cấp Tỉnh 2024 – 2025?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Học sinh có thể đặt câu hỏi tại đây.

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào