Hướng dẫn viết thư UPU chủ đề tưởng tượng bạn là đại dương?
Hướng dẫn viết thư UPU chủ đề tưởng tượng bạn là đại dương?
Căn cứ theo Thể lệ cuộc thi viết thư UPU lần thứ 54 năm 2025 tải về thì chủ để viết thư UPU lần thứ 54 như sau:
Chủ đề: TƯỞNG TƯỢNG BẠN LÀ ĐẠI DƯƠNG. Hãy viết một bức thư cho ai đó giải thích lý do và cách họ nên làm để chăm sóc, bảo vệ bạn thật tốt.
Tiếng Anh: IMAGINE YOU ARE THE OCEAN. Write a letter to someone explaining why and how they should take good care of you
Hình thức viết thư UPU lần thứ 54
- Bức thư là sản phẩm sáng tạo của cá nhân học sinh, viết dưới dạng văn xuôi theo chủ đề của cuộc thi (chưa đăng báo hoặc in sách), dài không quá 800 từ.
- Các bức thư dự thi viết bằng tiếng nước ngoài phải có bản dịch tiếng Việt gửi kèm. Ban Giám khảo sẽ chấm theo bản tiếng Việt.
- Bức thư dự thi trình bày rõ ràng, sạch sẽ, viết tay trên một mặt giấy (lưu ý không viết vào mặt sau, có thể viết nhiều tờ, đánh số trang, ghim lại để tránh bị nhầm lẫn). Bức thư dự thi đánh máy vi tính hoặc photocopy là không hợp lệ.
- Ở góc trên cùng bên trái bức thư dự thi cần ghi đầy đủ các thông tin: Họ và tên, ngày tháng năm sinh, dân tộc, địa chỉ trường, lớp, huyện (thị), tỉnh (thành phố), số điện thoại. Bức thư dự thi không ghi đầy đủ các nội dung trên sẽ bị loại.
- Trong nội dung bức thư dự thi, học sinh không được nêu cụ thể tên, trường lớp, địa chỉ của mình, tránh tiết lộ thông tin cá nhân.
Hướng dẫn viết thư UPU lần thứ 54
(1) Kỹ thuật viết bức thư đúng thể lệ Để có một bức thư tham gia cuộc thi Viết thư Quốc tế UPU đúng quy định, việc đầu tiên, các em hãy đọc kỹ Thể lệ của cuộc thi. Thể lệ là văn bản được Ban Tổ chức cuộc thi tại Việt Nam công bố chính thức được soạn thảo từ các đơn vị phối hợp gồm: Bộ Thông tin Truyền thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Nhà văn Việt Nam, Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam cùng Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Từ đó, Thể lệ của cuộc thi được chuyển đển các nhà trường và các em học sinh. Trong Thể lệ cuộc thi có các lưu ý quan trọng: - Bức thư viết dưới dạng văn xuôi và phải theo đúng thể thức của một bức thư: Phần đầu thư có thời gian, địa điểm viết thư, đối tượng gửi thư, lý do viết thư; Phần nội dung thư phải chuyển tải toàn bộ chủ đề bức thư; Phần cuối thư là những thông điệp được người viết gửi gắm. Dòng cuối cùng, phía bên phải bức thư có ký tên người viết. - Bức thư dài quá không 800 từ, ghi đầy đủ địa chỉ của mình trên góc trên cùng bên trái của bức thư. Lưu ý không viết tên hay địa chỉ của mình (tức là không viết thông tin cá nhân) trong phần nội dung bức thư. - Trước khi gửi đi, bức thư phải được cho vào phong bì, dán tem bưu chính và ghi số hiệu 11611 ngoài phong bì. Đó là mã Bưu chính của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng - nơi nhận những bức thư của các em. - Em hãy viết bức thư của mình bằng những câu văn rõ ràng, mạch lạc, giàu cảm xúc. Nên tránh cách viết thư theo kiểu trình bày tư liệu, liệt kê hay kể lể chung chung. Nếu có nhiều chi tiết sinh động, cách so sánh, liên hệ hay ví von hợp lý thì bức thư càng lôi cuốn, hấp dẫn và thuyết phục người đọc. Bên cạnh Thể lệ, Ban Tổ chức soạn “Cẩm nang hỏi đáp”, trả lời và giải thích thắc mắc của các em khi tham gia cuộc thi. Cẩm nang được đăng tải trên các kênh thông tin chính thức của cuộc thi, trên báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng, các em tìm đọc nhé! Một bức thư tham gia cuộc thi Viết thư Quốc tế UPU không phải là bức thư thông thường, mà là một bức thư văn học được viết bởi sự sáng tạo và cảm xúc mang dấu ấn khác biệt của người viết thư. Các em là tác giả của bức thư, hãy chủ động trong cách trình bày suy nghĩ, cảm xúc, vấn đề của mình sao cho thuyết phục nhất. Bức thư đoạt giải cao thường là bức thư có ý tưởng độc đáo, có cách lập luận sáng rõ với hành văn vừa giản dị, vừa giàu tính biểu cảm. (2) Về chủ đề của cuộc thi viết thư UPU lần thứ 54 Mỗi năm, Liên minh Bưu chính Thế giới (UPU) luôn chọn vấn đề nổi bật, mang tính toàn cầu để đưa ra chủ đề của cuộc thi. Vì thế, khi tham gia cuộc thi, các em không chỉ được rèn kỹ năng viết văn mà còn có cơ hội thể hiện sự hiểu biết, suy nghĩ và trách nhiệm của mình về những vấn đề lớn của thời đại. Chủ đề cuộc thi năm nay: “TƯỞNG TƯỢNG BẠN LÀ ĐẠI DƯƠNG. Hãy viết một bức thư cho ai đó giải thích lý do và cách họ nên làm để chăm sóc, bảo vệ bạn thật tốt”. Các em đã thấy, những “từ khóa” cần giải quyết trong bức thư hiện ra khá rõ ràng: Vậy “Tưởng tượng bạn là đại dương” có khó không? Các em chú ý nhé: Đề tài hằng năm dù có khác nhau nhưng để bắt tay vào việc viết thư, các em đều phải giải quyết được một vấn đề chung đầu tiên, đó là phải xác định rõ chủ thể - vị trí, vai trò của người viết thư. Tôi (người viết thư) là ai? Người viết thư có thể là một bạn nhỏ, một cái cây, một con chim, thậm chí “một siêu anh hùng” … được không? Điều đó tùy thuộc vào yêu cầu chủ đề từng năm hoặc tùy thuộc vào trí tưởng tượng và tính sáng tạo của các em. Chủ đề năm nay yêu cầu rất rõ: “Tưởng tượng bạn là đại dương”, vậy nên trước khi viết bức thư, các em phải có kiến thức cơ bản về Đại dương. Ít nhất cũng phải nắm được khái niệm đại dương là gì? Đại dương có vị trí, vai trò thế nào đối với hệ sinh thái của Trái đất? Rồi đại dương có phải là biển không, đại dương và biển có đặc tính gì chung và riêng? Hay mình có thể hóa thân vào một loài vật sống trong lòng biển để cất lên tiếng nói của Đại dương gửi tới loài người được không?... Sau khi đã xác định rõ chủ thể và có sự hiểu biết căn bản về Đại dương, bước tiếp theo có một từ khóa các em cần làm rõ. Từ khóa này là “một ai đó” - người sẽ nhận được bức thư của em. Chọn người nhận thư là ai cũng yêu cầu tính sáng tạo rất quan trọng. Bởi người nhận thư ấy sẽ là người đồng hành với người viết từ đầu cho đến cuối bức thư. Là người lắng nghe những chia sẻ của các em, đồng thời có thể cùng tham gia những hành động thiết thực giúp các em giải quyết câu chuyện riêng của mình, trong đó chứa đựng nhiều hy vọng, hoài bão tốt đẹp cho tương lai của nhân loại.Sau cùng, trong cụm từ khóa “giải thích lý do và cách họ nên làm để chăm sóc, bảo vệ bạn thật tốt” - khi các em đã hiểu và giải quyết được các chữ in đậm là coi như nhiệm vụ quan trọng nhất đã cơ bản hoàn thành. Ở cụm từ này, việc các em đưa ra được lý do nào thôi thúc mình buộc phải viết thư (thông qua việc cho thấy được ích lợi, thực trạng của đại dương) và bằng cách nào (thông qua hành động cụ thể, đề xuất giải pháp, sáng tạo hiệu quả) là các em đã giải quyết thấu đáo vấn đề quan trọng trong việc bảo vệ đại dương đối với sự sống còn của hành tinh, sự tồn vong của cả nhân loại. Các em phải nhớ, từ khóa “Bạn” ở đây chính là đại dương, đấy. Ở đây, trong câu chuyện – bức thư của mình, các em nên và cần cho người nhận thư nói riêng, người đọc nói chung thấy được, bên cạnh ý nghĩa góp phần vào sự sống còn của toàn bộ hệ sinh thái Trái đất như: điều hòa khí hậu, tạo ra 50% lượng oxy mà con người hít thở, cung cấp protein và chất dinh dưỡng thiết yếu cho hàng tỷ người mỗi ngày, cung cấp cho chúng ta các loại thuốc quan trọng, cung cấp môi trường sống cho các hệ động thực vật… Đại dương còn là nguồn cảm hứng bất tận cho nghệ thuật, thi ca, nhạc họa, phim ảnh… trong đời sống tinh thần của loài người. Đồng thời đại dương cũng giữ cả vai trò là cái nôi nuôi dưỡng, bảo tồn văn hóa, tín ngưỡng, giúp loài người nhận ra sự kết nối vô tận của mỗi cá nhân với vũ trụ. Nhưng thực trạng – tình trạng sức khỏe của đại dương hiện nay ra sao? Rác thải nhựa, hiệu ứng nhà kính và việc khai thác sản vật từ đại dương… một cách không kiểm soát đã làm tàn hoại sức khỏe của đại dương như thế nào? Tương lai của trái đất này sẽ đi về đâu khi sức khỏe của đại dương càng ngày càng suy yếu?... Trả lời được những câu hỏi như vậy các em sẽ biết hướng thông điệp của mình tới sứ mệnh bảo vệ, chăm sóc sức khỏe và sự an toàn đại dương theo cách mà đại dương đã chăm sóc chúng ta hàng ngàn năm qua là vô cùng cấp thiết. Các em thân mến, Cả nhân loại, trong đó có các em đang đứng trước thách thức cùng những trách nhiệm lớn lao với tương lai. Chúng ta buộc phải hành động. Bởi vậy, bức thư của các em chính là tiếng nói quan trọng để cảnh tỉnh, để kêu gọi nhân loại cùng chung tay bảo vệ Đại dương như bảo vệ sự sống của chính bản thân mình cũng như cho thế hệ mai sau. |
Hướng dẫn viết thư UPU chủ đề tưởng tượng bạn là đại dương? (Hình từ Internet)
Yêu cầu đánh giá học sinh tiểu học như thế nào?
Căn cứ Điều 4 Quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT quy định về yêu cầu đánh giá học sinh tiểu học như sau:
- Đánh giá học sinh thông qua đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt và biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của từng môn học, hoạt động giáo dục và những biểu hiện phẩm chất, năng lực của học sinh theo yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học.
- Đánh giá thường xuyên bằng nhận xét, đánh giá định kỳ bằng điểm số kết hợp với nhận xét; Kết hợp đánh giá của giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh, trong đó đánh giá của giáo viên là quan trọng nhất.
- Đánh giá sự tiến bộ và vì sự tiến bộ của học sinh;
+ Coi trọng việc động viên, khuyến khích sự cố gắng trong học tập, rèn luyện của học sinh;
+ Giúp học sinh phát huy nhiều nhất khả năng, năng lực; đảm bảo kịp thời, công bằng, khách quan;
+ Không so sánh học sinh này với học sinh khác, không tạo áp lực cho học sinh, giáo viên và cha mẹ học sinh.
Các phương pháp đánh giá học sinh tiểu học mới nhất?
Theo khoản 2 Điều 5 Quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT quy định một số phương pháp đánh giá thường được sử dụng trong quá trình đánh giá học sinh tiểu học gồm:
- Phương pháp quan sát: Giáo viên theo dõi, lắng nghe học sinh trong quá trình giảng dạy trên lớp, sử dụng phiếu quan sát, bảng kiểm tra, nhật ký ghi chép lại các biểu hiện của học sinh để sử dụng làm minh chứng đánh giá quá trình học tập, rèn luyện của học sinh.
- Phương pháp đánh giá qua hồ sơ học tập, các sản phẩm, hoạt động của học sinh: Giáo viên đưa ra các nhận xét, đánh giá về các sản phẩm, kết quả hoạt động của học sinh, từ đó đánh giá học sinh theo từng nội dung đánh giá có liên quan.
- Phương pháp vấn đáp: Giáo viên trao đổi với học sinh thông qua việc hỏi đáp để thu thập thông tin nhằm đưa ra những nhận xét, biện pháp giúp đỡ kịp thời.
- Phương pháp kiểm tra viết: Giáo viên sử dụng các bài kiểm tra gồm các câu hỏi, bài tập được thiết kế theo mức độ, yêu cầu cần đạt của chương trình, dưới hình thức trắc nghiệm, tự luận hoặc kết hợp trắc nghiệm và tự luận để đánh giá mức đạt được về các nội dung giáo dục cần đánh giá.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Học sinh có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 11 tháng 2 năm 2025 là thứ mấy? Ngày 11 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm?
- Hướng dẫn viết thư UPU chủ đề tưởng tượng bạn là đại dương?
- Những câu chúc Tết 2025 dành cho giáo viên, học sinh sau tết hay ngắn gọn mới nhất?
- Quy định về thông tin của người hành nghề, người thực hành khám chữa bệnh từ 01/01/2027?
- Thế nào là phân biệt đối xử vì lý do thành lập, gia nhập công đoàn từ 1/7/2025?