Từ 2025, sẽ bị tịch thu xe máy nếu buông cả hai tay khi lái?
Từ 2025, sẽ bị tịch thu xe máy nếu buông cả hai tay khi lái?
Căn cứ khoản 11 Điều 7 Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định về xử phạt, trừ điểm giấy phép lái của người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như sau:
Điều 7. Xử phạt, trừ điểm giấy phép lái của người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
[....]
11. Tịch thu phương tiện đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Buông cả hai tay khi đang điều khiển xe; dùng chân điều khiển xe; ngồi về một bên điều khiển xe; nằm trên yên xe điều khiển xe; thay người điều khiển khi xe đang chạy; quay người về phía sau để điều khiển xe hoặc bịt mắt điều khiển xe;
b) Điều khiển xe chạy bằng một bánh đối với xe hai bánh, chạy bằng hai bánh đối với xe ba bánh;
c) Tái phạm hành vi điều khiển xe lạng lách, đánh võng quy định tại điểm a khoản 9 Điều này.
[....]
Như vậy, theo Nghị định 168, người điều khiển xe máy sẽ bị tịch thu phương tiện nếu có hành vi buông cả hai tay khi đang điều khiển xe.
Ngoài ra, người có các hành vi vi phạm sau đây cũng sẽ bị tịch thu xe, cụ thể:
- Dùng chân điều khiển xe; ngồi về một bên điều khiển xe; nằm trên yên xe điều khiển xe; thay người điều khiển khi xe đang chạy; quay người về phía sau để điều khiển xe hoặc bịt mắt điều khiển xe;
- Điều khiển xe chạy bằng một bánh đối với xe hai bánh, chạy bằng hai bánh đối với xe ba bánh;
- Tái phạm hành vi điều khiển xe lạng lách, đánh võng quy định tại điểm a khoản 9 Điều 7 Nghị định 168/2024/NĐ-CP.
Từ 2025, sẽ bị tịch thu xe máy nếu buông cả hai tay khi lái? (Hình từ Internet)
Điều khiển xe máy lạng lách, đánh võng bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ theo điểm a khoản 9, điểm b khoản 12 Điều 7 Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định về xử phạt, trừ điểm giấy phép lái của người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như sau:
Điều 7. Xử phạt, trừ điểm giấy phép lái của người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
[....]
9. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe lạng lách đánh võng trên đường bộ; sử dụng chân chống hoặc vật khác quệt xuống đường khi xe đang chạy;
[...]
12. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt chính, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này còn bị tịch thu thiết bị phát tín hiệu ưu tiên lắp đặt, sử dụng trái quy định;
b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a, điểm b, điểm h, điểm i, điểm k khoản 9 Điều này bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng;
c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g khoản 9; khoản 11 Điều này bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.
Như vậy, từ 1/1/2025, người có hành vi điều khiển xe lạng lách đánh võng trên đường bộ sẽ bị phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt chính, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm như trên còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng theo quy định của pháp luật.
Cơ quan nào có trách nhiệm phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ trên phương tiện truyền thông?
Căn cứ khoản 3 Điều 5 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định như sau:
Điều 5. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ
1. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ được thực hiện thường xuyên, rộng rãi, phù hợp với các tầng lớp Nhân dân, người nước ngoài trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Cơ quan quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
3. Cơ quan thông tin, truyền thông có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ trên các phương tiện thông tin, truyền thông đại chúng.
[....]
Như vậy, cơ quan thông tin, truyền thông có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ trên các phương tiện thông tin, truyền thông đại chúng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Những bài học kinh nghiệm của Đảng Cộng sản Việt Nam từ ngày thành lập Đảng đến nay (03/2/1930 - 03/2/2025) theo Kế hoạch 175?
- Chính sách trọng dụng người có phẩm chất năng lực nổi trội đối với cán bộ công chức viên chức theo Nghị định 178?