Năm 2025, xe máy vượt bên phải khi không được phép bị phạt bao nhiêu tiền?

Năm 2025, xe máy vượt bên phải khi không được phép bị phạt bao nhiêu tiền? Từ 2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?

Năm 2025, xe máy vượt bên phải khi không được phép bị phạt bao nhiêu tiền?

Căn cứ điểm đ khoản 3 Điều 7 Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 7. Xử phạt, trừ điểm giấy phép lái của người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
[...]
3. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Chuyển hướng không quan sát hoặc không bảo đảm khoảng cách an toàn với xe phía sau hoặc không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu báo hướng rẽ hoặc có tín hiệu báo hướng rẽ nhưng không sử dụng liên tục trong quá trình chuyển hướng (trừ trường hợp điều khiển xe đi theo hướng cong của đoạn đường bộ ở nơi đường không giao nhau cùng mức); điều khiển xe rẽ trái tại nơi có biển báo hiệu có nội dung cấm rẽ trái đối với loại phương tiện đang điều khiển; điều khiển xe rẽ phải tại nơi có biển báo hiệu có nội dung cấm rẽ phải đối với loại phương tiện đang điều khiển;
b) Chở theo từ 03 người trở lên trên xe;
c) Dừng xe, đỗ xe trên cầu;
d) Điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường, làn đường quy định (làn cùng chiều hoặc làn ngược chiều); điều khiển xe đi qua dải phân cách cố định ở giữa hai phần đường xe chạy;
đ) Vượt bên phải trong trường hợp không được phép;
[....]

Như vậy, người có hành vi điều khiển xe máy vượt bên phải khi không được phép sẽ bị phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng.

Năm 2025, xe máy vượt bên phải khi không được phép bị phạt bao nhiêu tiền?

Năm 2025, xe máy vượt bên phải khi không được phép bị phạt bao nhiêu tiền? (Hình từ Internet)

Từ 2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?

Căn cứ Điều 14 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định vượt xe và nhường đường cho xe xin vượt như sau:

Điều 14. Vượt xe và nhường đường cho xe xin vượt
1. Vượt xe là tình huống giao thông trên đường mà mỗi chiều đường xe chạy chỉ có một làn đường dành cho xe cơ giới, xe đi phía sau di chuyển sang bên trái để di chuyển lên trước xe phía trước.
Trên đường có từ hai làn đường dành cho xe cơ giới cùng chiều trở lên được phân biệt bằng vạch kẻ đường, xe đi phía sau di chuyển lên trước xe phía trước thì áp dụng quy tắc sử dụng làn đường quy định tại Điều 13 của Luật này.
2. Khi vượt các xe phải vượt bên trái; trường hợp khi xe phía trước có tín hiệu rẽ trái hoặc đang rẽ trái hoặc khi xe chuyên dùng đang làm việc trên đường mà không thể vượt bên trái thì được vượt về bên phải.
[...]

Như vậy, khi vượt các xe phải vượt bên trái, trừ 02 trường hợp dưới đây được phép vượt xe bên phải:

TH1: Khi xe phía trước có tín hiệu rẽ trái hoặc đang rẽ trái

TH2: Khi xe chuyên dùng đang làm việc trên đường mà không thể vượt bên trái

Đồng thời, xe xin vượt chỉ được vượt khi không có chướng ngại vật phía trước, không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt, xe chạy trước không có tín hiệu vượt xe khác, đã có tín hiệu rẽ phải và tránh về bên phải.

Chính sách của Nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2025?

Căn cứ Điều 4 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định chính sách của Nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ như sau:

- Bảo đảm ngân sách nhà nước, cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị hiện đại, các điều kiện bảo đảm và nâng cao năng lực thực thi nhiệm vụ của lực lượng trực tiếp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Huy động, sử dụng các nguồn lực để bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Bố trí tương ứng từ các khoản thu tiền xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và tiền đấu giá biển số xe sau khi nộp vào ngân sách nhà nước để tăng cường, hiện đại hóa cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị, phục vụ bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn giao thông theo quy định của Chính phủ.

- Hiện đại hoá các trung tâm chỉ huy giao thông; bảo đảm kết nối, chia sẻ Cơ sở dữ liệu về trật tự, an toàn giao thông đường bộ giữa các cơ quan nhà nước có liên quan.

- Tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học, công nghệ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đầu tư, xây dựng, chuyển giao hệ thống, phương tiện, thiết bị giám sát phục vụ công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ; khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân tự nguyện tham gia phối hợp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ phù hợp với quy định của pháp luật, cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ và xử lý vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

- Bảo đảm công bằng, bình đẳng, an toàn đối với người tham gia giao thông đường bộ; tạo thuận lợi cho trẻ em, phụ nữ mang thai, người già yếu, người khuyết tật trong tham gia giao thông đường bộ; xây dựng văn hóa giao thông; giáo dục, phổ biến, bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ cho trẻ em, học sinh để hình thành, nâng cao ý thức tự bảo vệ bản thân và tự giác chấp hành pháp luật khi tham gia giao thông đường bộ.

- Cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia phối hợp, cộng tác, hỗ trợ, giúp đỡ cơ quan nhà nước thực hiện nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, có thành tích thì được khen thưởng, bị thiệt hại về tài sản thì được đền bù; người bị tổn hại về danh dự, nhân phẩm thì được khôi phục; người bị thương, bị tổn hại về sức khỏe, tính mạng thì bản thân, gia đình được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.

- Phát triển phương tiện giao thông đường bộ đồng bộ với phát triển kết cấu hạ tầng đường bộ, điều kiện kinh tế - xã hội và nhu cầu đi lại của người dân; nhập khẩu, sản xuất, lắp ráp phương tiện giao thông đường bộ bảo đảm chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, phù hợp với xu hướng phát triển công nghệ đối với phương tiện giao thông trên thế giới;

Ưu tiên phát triển phương tiện vận tải công cộng, hạn chế sử dụng phương tiện giao thông cá nhân tham gia giao thông tại các đô thị lớn; ưu tiên chuyển đổi phương tiện sử dụng nhiên liệu hóa thạch sang phương tiện sử dụng điện, năng lượng xanh, thân thiện môi trường, hạ tầng cung cấp năng lượng sạch.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Vi phạm giao thông
Nguyễn Thị Hiền
0 lượt xem
Vi phạm giao thông
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Vi phạm giao thông
Hỏi đáp Pháp luật
Năm 2025, xe máy vượt bên phải khi không được phép bị phạt bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ 1/1/2025, lỗi đỗ xe máy dưới lòng đường phạt bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh theo Nghị định 168?
Hỏi đáp Pháp luật
Lỗi không cài quai mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Năm 2025, học sinh đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Đỗ xe cách vỉa hè bao nhiêu theo quy định mới nhất 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Không mua bảo hiểm xe máy thì CSGT có được tịch thu phương tiện không?
Hỏi đáp Pháp luật
Tài xế không nhường đường cho xe cứu thương bị phạt bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Hà Nội: Sẽ lắp đặt hơn 23.000 camera giám sát đảm bảo an ninh, trật tự và xử lý vi phạm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Sử dụng điện thoại khi đi xe đạp 2025 bị phạt bao nhiêu tiền?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Vi phạm giao thông có thể đặt câu hỏi tại đây.

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào