Thí điểm tuyển người trình độ cao đẳng dạy một số môn học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018?
Thí điểm tuyển người trình độ cao đẳng dạy một số môn học theo Chương trình GDPT 2018?
Tại Nghị quyết 16/NQ-CP năm 2025 về đề nghị xây dựng Nghị quyết thí điểm tuyển dụng người trình độ cao đẳng để dạy một số môn học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 có đề cập như sau:
Chính phủ thống nhất thông qua Đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội thí điểm tuyển dụng người trình độ cao đẳng để dạy một số môn học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 tại Tờ trình 1142/TTr-BGDĐT.
Đồng thời, dự kiến trình Quốc hội quyết định việc xây dựng, ban hành Nghị quyết tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV (tháng 5 năm 2025)
Xem chi tiết Nghị quyết 16/NQ-CP năm 2025 về đề nghị xây dựng Nghị quyết thí điểm tuyển dụng người trình độ cao đẳng để dạy một số môn học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 tại đây: tải về
Thí điểm tuyển người trình độ cao đẳng dạy một số môn học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018? (Hình từ Internet)
Chương trình giáo dục phổ thông phải bảo đảm các yêu cầu nào?
Tại khoản 1 Điều 31 Luật Giáo dục 2019 có quy định về các yêu cầu mà chương trình giáo dục phổ thông phải bảo đảm:
- Thể hiện mục tiêu giáo dục phổ thông;
- Quy định yêu cầu về phẩm chất và năng lực của học sinh cần đạt được sau mỗi cấp học, nội dung giáo dục bắt buộc đối với tất cả học sinh trong cả nước;
- Quy định phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học ở mỗi lớp, mỗi cấp học của giáo dục phổ thông;
- Thống nhất trong cả nước và được tổ chức thực hiện linh hoạt, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương và cơ sở giáo dục phổ thông;
- Được lấy ý kiến rộng rãi các tổ chức, cá nhân và thực nghiệm trước khi ban hành; được công bố công khai sau khi ban hành.
Yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục phổ thông hiện nay?
Tại Điều 30 Luật Giáo dục 2019 có quy định về yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục phổ thông hiện nay như sau:
- Nội dung giáo dục phổ thông phải bảo đảm tính phổ thông, cơ bản, toàn diện, hướng nghiệp và có hệ thống; gắn với thực tiễn cuộc sống, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh, đáp ứng mục tiêu giáo dục ở mỗi cấp học.
- Yêu cầu về nội dung giáo dục phổ thông ở các cấp học được quy định như sau:
+ Giáo dục tiểu học phải bảo đảm cho học sinh nền tảng phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, kỹ năng xã hội; có hiểu biết đơn giản, cần thiết về tự nhiên, xã hội và con người; có nhận thức đạo đức xã hội; có kỹ năng cơ bản về nghe, nói, đọc, viết và tính toán; có thói quen rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh; có hiểu biết ban đầu về hát, múa, âm nhạc, mỹ thuật;
+ Giáo dục trung học cơ sở củng cố, phát triển nội dung đã học ở tiểu học, bảo đảm cho học sinh có hiểu biết phổ thông cơ bản về tiếng Việt, toán, lịch sử dân tộc; kiến thức khác về khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, pháp luật, tin học, ngoại ngữ; có hiểu biết cần thiết tối thiểu về kỹ thuật và hướng nghiệp;
+ Giáo dục trung học phổ thông củng cố, phát triển nội dung đã học ở trung học cơ sở, hoàn thành nội dung giáo dục phổ thông; bảo đảm chuẩn kiến thức phổ thông cơ bản, toàn diện và hướng nghiệp cho học sinh, có nội dung nâng cao ở một số môn học để phát triển năng lực, đáp ứng nguyện vọng của học sinh.
- Phương pháp giáo dục phổ thông phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc trưng từng môn học, lớp học và đặc điểm đối tượng học sinh; bồi dưỡng phương pháp tự học, hứng thú học tập, kỹ năng hợp tác, khả năng tư duy độc lập; phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực của người học; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào quá trình giáo dục.
Mục tiêu của giáo dục phổ thông là gì?
Tại Điều 29 Luật Giáo dục 2019 có quy định về mục tiêu của giáo dục phổ thông như sau:
- Giáo dục phổ thông nhằm phát triển toàn diện cho người học về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo; hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho người học tiếp tục học chương trình giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp hoặc tham gia lao động, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Giáo dục tiểu học nhằm hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, năng lực của học sinh; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học trung học cơ sở.
- Giáo dục trung học cơ sở nhằm củng cố và phát triển kết quả của giáo dục tiểu học; bảo đảm cho học sinh có học vấn phổ thông nền tảng, hiểu biết cần thiết tối thiểu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông hoặc chương trình giáo dục nghề nghiệp.
- Giáo dục trung học phổ thông nhằm trang bị kiến thức công dân; bảo đảm cho học sinh củng cố, phát triển kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và có hiểu biết thông thường về kỹ thuật, hướng nghiệp; có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học chương trình giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp hoặc tham gia lao động, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Giáo dục phổ thông có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Luật Khiếu nại mới nhất 2025 và các văn bản hướng dẫn thi hành?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Mức tiền thưởng huy hiệu 65 năm tuổi Đảng năm 2025 là bao nhiêu?
- Trộm cắp điện là gì? Hành vi trộm cắp điện bị xử phạt bao nhiêu tiền?