Lập xuân 2025 vào ngày nào âm lịch? Tại sao năm Ất Tỵ 2025 có 2 ngày lập xuân? Hướng dẫn cách tính ngày Lập xuân?

Lập xuân 2025 vào ngày nào âm lịch? Tại sao năm Ất Tỵ 2025 có 2 ngày lập xuân? Hướng dẫn cách tính ngày Lập xuân? Trường hợp nào người lao động phải làm thêm giờ vào ngày lập xuân?

Lập xuân 2025 vào ngày nào âm lịch? Tại sao năm Ất Tỵ 2025 có 2 ngày lập xuân? Hướng dẫn cách tính ngày Lập xuân?

Lập xuân là ngày tính theo lịch dương thường rơi vào ngày 3 hoặc ngày 4 tháng 2 dương lịch hàng năm. Trong khi đó lịch âm tính theo chu kỳ của Mặt trăng, mỗi tháng có 29 hoặc 30 ngày. Một năm Âm lịch thường sẽ có số ngày là 354 hoặc 355 ngày, ngắn hơn so với năm Dương lịch với 365 ngày. Chính vì thế cứ vài năm âm lịch sẽ lại có một năm có tháng nhuận.

Năm Ất Tỵ 2025 nhuận vào tháng 6 nên số ngày của năm này là 384 ngày (từ ngày 29/1/2025 đến 16/2/2026 Dương lịch), dài hơn năm bình thường 30 ngày.

Tham khảo Lập xuân 2025 vào ngày nào âm lịch - Tại sao năm Ất Tỵ 2025 có 2 ngày lập xuân - Hướng dẫn cách tính ngày Lập xuân dưới đây:

Trong khi đó lập xuân tính theo chu kỳ trái đất chuyển động quanh mặt trời. Người ta lấy điểm Xuân phân là gốc - khi kinh độ Mặt trời bằng 0 thì vị trí của điểm Lập xuân là kinh độ Mặt trời bằng 315 độ. Ngày lập xuân báo hiệu sự tăng lên của ánh sáng và nhiệt độ trên trái đất, một chu kỳ mới bắt đầu. Điều đó ảnh hưởng tới sinh hoạt, sinh thái, tự nhiên. Cũng chính vì sắp xếp lịch âm dương như vậy nên lập xuân 2025 âm lịch sẽ có 2 ngày lập xuân vào đầu và cuối năm.

Như vậy, Ất Tỵ 2025 sẽ có ngày Lập xuân vào 03/02/2025 Dương lịch, tức mùng 6 Tết và cuối năm sẽ có ngày lập xuân của năm 2026 là 04/02/2026 Dương lịch, tức ngày 17 tháng Chạp năm Ất Tỵ.

Thông tin trên Lập xuân 2025 vào ngày nào âm lịch? Tại sao năm Ất Tỵ 2025 có 2 ngày lập xuân? Hướng dẫn cách tính ngày Lập xuân? mang tính tham khảo

Lập xuân 2025 vào ngày nào âm lịch? Tại sao năm Ất Tỵ 2025 có 2 ngày lập xuân? Hướng dẫn cách tính ngày Lập xuân?

Lập xuân 2025 vào ngày nào âm lịch? Tại sao năm Ất Tỵ 2025 có 2 ngày lập xuân? Hướng dẫn cách tính ngày Lập xuân? (Hình từ Internet)

Người lao động được nhận bao nhiêu lương khi ở lại trực Tết Nguyên đán?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định nghỉ lễ, tết như sau:

Điều 112. Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
[...]
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
[...]

Căn cứ theo Điều 98 Bộ luật Lao động 2019 quy định tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm như sau:

Điều 98. Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm
1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:
a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
c) Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
2. Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.
3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Theo đó, cách tính lương cho người lao động khi ở lại trực Tết Nguyên đán (làm thêm giờ) được xác định như sau:

[1] Nếu người lao động đi làm thêm vào ngày nghỉ Tết thì tiền lương sẽ được tính như sau:

- 100%: Tiền lương của ngày đi làm.

- 300%: Ngày Tết Âm lịch.

Do đó, tổng số tiền lương người lao động làm việc vào ban ngày có thể được hưởng ít nhất là 400% lương của ngày làm việc bình thường (áp dụng đối với người lao động hưởng lương ngày).

[2] Đối với trường hợp làm thêm vào ban đêm:

- 30%: Làm việc vào ban đêm.

- 60%: 20% x tiền lương thực trả theo công việc làm vào ban ngày của ngày Tết Âm lịch (300%).

Như vậy, tổng tiền lương mà người lao động nhận được khi đi làm thêm giờ vào ngày Tết Nguyên đán tối thiểu là: 490%

Trường hợp nào người lao động phải làm thêm giờ vào ngày lập xuân?

Căn cứ theo Điều 107 Bộ luật Lao động 2019 quy định về làm thêm giờ như sau:

Điều 107. Làm thêm giờ
1. Thời gian làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường theo quy định của pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc nội quy lao động.
2. Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau đây:
a) Phải được sự đồng ý của người lao động;
b) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày; trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 40 giờ trong 01 tháng;
c) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.

Căn cứ theo Điều 108 Bộ luật Lao động 2019 quy định về làm thêm giờ trong trường hợp đặc biệt như sau:

Điều 108. Làm thêm giờ trong trường hợp đặc biệt
Người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động làm thêm giờ vào bất kỳ ngày nào mà không bị giới hạn về số giờ làm thêm theo quy định tại Điều 107 của Bộ luật này và người lao động không được từ chối trong trường hợp sau đây:
1. Thực hiện lệnh động viên, huy động bảo đảm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật;
2. Thực hiện các công việc nhằm bảo vệ tính mạng con người, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng ngừa, khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm và thảm họa, trừ trường hợp có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của người lao động theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.

Như vậy, người lao động không được từ chối làm thêm giờ vào ngày lập xuân trong trường hợp sau:

- Thực hiện lệnh động viên, huy động bảo đảm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật;

- Thực hiện các công việc nhằm bảo vệ tính mạng con người, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng ngừa, khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm và thảm họa.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tìm hiểu Pháp luật
Lê Nguyễn Minh Thy
1 lượt xem
Tìm hiểu Pháp luật
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tìm hiểu Pháp luật
Hỏi đáp Pháp luật
Lập xuân 2025 vào ngày nào âm lịch? Tại sao năm Ất Tỵ 2025 có 2 ngày lập xuân? Hướng dẫn cách tính ngày Lập xuân?
Hỏi đáp Pháp luật
15 tháng Giêng là ngày gì? Ý nghĩa của Tết Nguyên tiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng hợp Lời chúc mừng Đảng mừng Xuân 2025 ý nghĩa, hay nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
'Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người' là câu nói của ai?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiết Đại Hàn 2025 là ngày nào? Mùng 1 tết 2025 là thứ mấy trong tuần?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày tảo mộ 2025 là ngày nào? Tội xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt bị phạt tối đa bao nhiêu năm tù?
Hỏi đáp Pháp luật
Năm 2025 có tháng nhuận không? Nhuận tháng mấy âm lịch 2025? Chi tiết âm lịch 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Bài phát biểu mừng Đảng mừng Xuân Ất Tỵ 2025 ý nghĩa nhất? Người lao động làm việc vào ngày lễ, tết được trả lương như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
23 tháng Chạp là ngày gì? 23 âm là ngày mấy dương 2025? 23 tháng Chạp NLĐ được nghỉ Tết Âm lịch 2025 chưa?
Hỏi đáp Pháp luật
9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tìm hiểu Pháp luật có thể đặt câu hỏi tại đây.

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào