Đất dùng trong xây dựng đường bộ được phân loại thành bao nhiêu nhóm theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 14183:2024?

Đất dùng trong xây dựng đường bộ được phân loại thành bao nhiêu nhóm theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 14183:2024? Nhóm đất dùng trong xây dựng đường bộ được mô tả thế nào?

Đất dùng trong xây dựng đường bộ được phân loại thành bao nhiêu nhóm theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 14183:2024?

Căn cứ Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 14183:2024 quy định phân loại:

4 Phân loại
4.1 Đất được phân loại thành 07 nhóm chính, được ký hiệu từ A-1 đến A-7. Trong các nhóm chính, một số nhóm tiếp tục được phân thành các nhóm phụ, cụ thể: nhóm chính A-1 được phân thành các nhóm phụ A-1-a và A-1-b; nhóm chính A-2 được phân thành các nhóm phụ A-2-4, A-2-5, A-2-6 và A-2-7; nhóm chính A-7 được phân thành các nhóm phụ A-7-5 và A-7-6. Việc phân loại này, trình bày trong các Bảng 1 và Bảng 2, được thực hiện trên cơ sở sử dụng các chỉ tiêu thí nghiệm về thành phần hạt, giới hạn chảy và chỉ số dẻo của đất/hỗn hợp đất cấp phối.
4.2 Chỉ số nhóm GI (Group Index) có giá trị là số nguyên từ 0 đến 20 được xác định theo công thức kinh nghiệm tại mục 6.1.1, được sử dụng để đánh giá chất lượng đất trong từng nhóm. Chỉ số nhóm được ghi trong ngoặc đơn đứng ngay sau ký hiệu của nhóm, ví dụ: A-2-6 (3) hoặc A-4(5).
[...]

Theo đó, đất dùng trong xây dựng đường bộ được phân loại thành 7 nhóm như sau:

- Nhóm A-1 gồm 2 nhóm phụ là A-1-a và A-1-b

- Nhóm A-2 gồm 4 nhóm phụ là A-2-4, A-2-5, A-2-6 và A-2-7

- Nhóm A-3

- Nhóm A-4

- Nhóm A-5

- Nhóm A-6

- Nhóm A-7 gồm 2 nhóm phụ A-7-5 và A-7-6

Đất dùng trong xây dựng đường bộ được phân loại thành bao nhiêu nhóm theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 14183:2024?

Đất dùng trong xây dựng đường bộ được phân loại thành bao nhiêu nhóm theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 14183:2024? (Hình từ Internet)

Nhóm đất dùng trong xây dựng đường bộ được mô tả thế nào?

Căn cứ Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 14183:2024 quy định nhóm đất dùng trong xây dựng đường bộ được mô tả như sau:

Nhóm A-1

Vật liệu điển hình của nhóm này là hỗn hợp cấp phối tốt của các đá dăm hoặc hỗn hợp cấp phối tốt của sỏi, cát thô, cát mịn, đất có tính dẻo kém hoặc không có tính dẻo. Nhóm A-1 cũng bao gồm hỗn hợp của đá dăm, sỏi, cát thô, xỉ núi lửa, v.v...không có tính dính.

- Nhóm phụ A-1-a: bao gồm các loại vật liệu của nhóm A-1 nhưng chủ yếu là đá dăm hoặc sỏi, có hoặc không có tính dính tốt do thành phần hạt mịn mang lại.

- Nhóm phụ A-1-b: bao gồm các loại vật liệu của nhóm A-1 nhưng chủ yếu là cát thô có hoặc không có tính dính tốt do thành phần hạt mịn mang lại.

Nhóm A-2

Là những vật liệu dạng hạt nằm ở ranh giới giữa vật liệu thuộc nhóm A-1 và A-3 với vật liệu bụi-sét của Nhóm A-4, A-5, A-6 và A-7. Thực tế, đây là tất cả các vật liệu có nhiều nhất 35 % lượng lọt sàng 0,075 mm mà không thể phân vào nhóm A-1 hoặc A3 do hàm lượng hạt mịn hoặc tính dẻo hoặc do cả hai đặc trưng này lớn hơn các giá trị giới hạn quy định cho nhóm A1 và A3.

- Nhóm phụ A-2-4 và A-2-5: bao gồm những loại vật liệu dạng hạt có nhiều nhất 35 % lượng lọt sàng 0,075 mm và phần vật liệu lọt qua sàng 0.425 mm có các đặc trưng (giới hạn chảy, chỉ số dẻo) của nhóm A-4 và A-5. Các nhóm này bao gồm các vật liệu như sỏi và cát thô có hàm lượng hạt bụi hoặc chỉ số dẻo lớn hơn các giá trị giới hạn quy định cho nhóm A-1; hoặc các vật liệu như cát mịn có hàm lượng hạt bụi không có tính dẻo vượt quá giá trị giới hạn quy định cho nhóm A-3.

- Nhóm phụ A-2-6 và A-2-7: bao gồm các vật liệu giống như được mô tả trong nhóm phụ A-2-4 và A-2-5 ngoại trừ phần hạt mịn chứa sét dẻo mang đặc trưng của nhóm A-6 hoặc A-7.

Nhóm A-3

Vật liệu điển hình của nhóm này là cát biển mịn hoặc cát bay sa mạc mịn không có hạt bụi hoặc các hạt sét hoặc có một lượng rất nhỏ hạt bụi không có tính dẻo. Nhóm này cũng gồm hỗn hợp tràm tích của cát mịn cấp phối xấu với một lượng giới hạn cát thô và sỏi.

Nhóm A-4

Vật liệu điển hình của nhóm này là đất bụi không dẻo hoặc dẻo vừa, thường có ít nhất 75 % lượng lọt qua sàng 0,075 mm. Nhóm này cũng bao gồm hỗn hợp của đất bụi mịn (đất có tính bụi) với cát và sỏi có lượng giữ lại trên sàng 0,075 mm lên tới 64 %.

Nhóm A-5

Vật liệu điển hình của nhóm này giống như được mô tả trong nhóm A-4, ngoại trừ loại vật liệu này mang tính chất của khoáng diatomit hoặc mica và có tính đàn hồi cao được thể hiện thông qua giới hạn chảy cao.

Nhóm A-6

Vật liệu điển hình của nhóm này là đất sét dẻo thường có ít nhất 75 % lượng lọt qua sàng 0,075 mm. Nhóm này cũng bao gồm hỗn hợp của đất sét mịn (đất có tính sét) với cát và sỏi có lượng giữ lại trên sàng 0,075 mm lên tới 64 %. Vật liệu nhóm này thường có sự thay đổi thể tích lớn giữa trạng thái ẩm và khô.

Nhóm A-7

Vật liệu điển hình của nhóm này giống như được mô tả trong nhóm A-6, ngoại trừ loại vật liệu này có giới hạn chảy cao của nhóm A-5, có thể có tính đàn hồi cũng như thay đổi thể tích lớn.

- Nhóm phụ A-7-5 bao gồm các vật liệu của nhóm A-7, nhưng có chỉ số dẻo Pl trung bình được tính từ công thức liên hệ với giới hạn chảy. Vật liệu của nhóm này có thể có tính đàn hồi cao cũng như thay đổi thể tích đáng kể.

- Nhóm phụ A-7-6 bao gồm các vật liệu của nhóm A-7, nhưng có chỉ số dẻo Pl cao được tính từ công thức liên hệ với giới hạn chảy. Vật liệu của nhóm này chịu sự thay đổi thể tích rất lớn.

Lưu ý:

- Chỉ sử dụng vật liệu lọt qua sàng 75 mm để phân loại đất thành các nhóm đất khác nhau. Vì vậy, khi sử dụng vật liệu nhóm A-1, A-2, hoặc A-3 trong xây dựng cần phải quy định rõ có cho phép hay không sử dụng lượng vật liệu(đá tảng/cuội) giữ trên sàng 75 mm.

- Các loại đất có hàm lượng chất hữu cơ cao (than bùn hoặc đất bùn hữu cơ) được xếp vào nhóm A-8. Việc phân loại các vật liệu này dựa trên việc đánh giá bằng mắt thường và không phụ thuộc vào tỷ lệ phần trăm lượng lọt sàng 0,075 mm, giới hạn chảy hoặc chỉ số dẻo. Vật liệu này được cấu thành chủ yếu từ chất hữu cơ đã bị phân hủy một phần và thường có kết cấu dạng sợi, màu nâu sẫm hoặc đen và có mùi thối rữa. Những vật liệu hữu cơ này không thích hợp để sử dụng cho các nền đường đắp và khu vực tác dụng của nền đường. Chúng có tính nén lún cao và cường độ thấp.

Hoạt động đường bộ theo nguyên tắc nào?

Căn cứ Điều 3 Luật Đường bộ 2024 quy định hoạt động đường bộ theo nguyên tắc sau:

- Bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn, kết nối đồng bộ, hiệu quả, thân thiện với môi trường, phục vụ nhu cầu vận tải hàng hóa và đi lại thuận tiện của người dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai, hội nhập quốc tế.

- Phát triển đường bộ theo quy hoạch; sử dụng hiệu quả các nguồn lực; kết nối phương thức vận tải đường bộ với các phương thức vận tải khác; tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến, bảo đảm văn minh, hiện đại và đồng bộ.

- Thực hiện thống nhất trên cơ sở phân công, phân cấp trách nhiệm, quyền hạn cụ thể, đồng thời có sự phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, ngành và chính quyền địa phương các cấp.

- Mọi hành vi vi phạm pháp luật về hoạt động đường bộ phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật.

Tiêu chuẩn Việt Nam
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tiêu chuẩn Việt Nam
Hỏi đáp Pháp luật
Bảo tồn di sản văn hóa - Hướng dẫn và quy trình lựa chọn ánh sáng thích hợp cho trưng bày trong nhà theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 14167:2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Đất dùng trong xây dựng đường bộ được phân loại thành bao nhiêu nhóm theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 14183:2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Phân loại giấy in tài liệu dùng cho lưu trữ dựa trên tính bền và tuổi thọ theo TCVN 14166:2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Cá ngừ đông lạnh phải đạt các chỉ tiêu vi sinh vật nào theo TCVN 14178:2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Lò đốt chất thải rắn y tế phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật nào theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7380:2004?
Hỏi đáp Pháp luật
Yêu cầu chung đối với việc lắp đặt hệ thống LPG theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN7467:2005?
Hỏi đáp Pháp luật
Thành phần chính có trong khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) dùng cho xe cơ giới theo TCVN 7466:2005?
Hỏi đáp Pháp luật
Nước thải - Phương pháp xác định màu và mùi theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4558:1988?
Hỏi đáp Pháp luật
Việc vệ sinh và xử lý cá hồi đóng hộp phải đáp ứng yêu cầu gì theo TCVN 6386:2003?
Hỏi đáp Pháp luật
Mực tươi đông lạnh ăn liền phải đảm bảo các yêu cầu nào theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8335:2010?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tiêu chuẩn Việt Nam
Phan Vũ Hiền Mai
14 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tiêu chuẩn Việt Nam

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tiêu chuẩn Việt Nam

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào