Cán bộ công chức viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính?
Cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính?
Ngày 15/01/2025, Bộ Nội vụ ban hành Công văn 342/BNV-TGCP năm 2025 tăng cường công tác quản lý Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội Xuân năm 2025. Theo đó, Bộ Nội vụ yêu cầu
Tăng cường tuyên truyền, quán triệt đến cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thực hiện nghiêm các quy định về văn hóa công vụ, kỷ luật, kỷ cương hành chính, thực hành tiết kiệm chống lãng phí, phòng chống tham nhũng;
Tổ chức quán triệt và thực hiện nghiêm Chỉ thị 40-CT/TW năm 2025 của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025; Chỉ thị số 45/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm, không tổ chức du xuân, liên hoan, chúc Tết làm ảnh hưởng đến thời gian và hiệu quả làm việc;
Tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính; không sử ngân sách nhà nước, phương tiện, tài sản công trái quy định cho hoạt động lễ hội, vui chơi…, không tham gia các hoạt động mê tín dị đoan. Lãnh đạo các bộ, cơ quan, địa phương không tham dự lễ hội nếu không được cấp có thẩm quyền phân công.
Cán bộ công chức viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính? (Hình từ Internet)
Tổng hợp những việc cán bộ công chức không được làm?
Dưới đây là những việc cán bộ công chức không được làm
Những việc cán bộ công chức không được làm liên quan đến đạo đức công vụ (Điều 18 Luật Cán bộ, Công chức 2008)
- Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác nhiệm vụ được giao; gây bè phái, mất đoàn kết; tự ý bỏ việc hoặc tham gia đình công.
- Sử dụng tài sản của Nhà nước và của nhân dân trái pháp luật.
- Lợi dụng, lạm dụng nhiệm vụ, quyền hạn; sử dụng thông tin liên quan đến công vụ để vụ lợi.
- Phân biệt đối xử dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo dưới mọi hình thức.
Những việc cán bộ công chức không được làm liên quan đến bí mật nhà nước (Điều 19 Luật Cán bộ, Công chức 2008)
- Cán bộ công chức không được tiết lộ thông tin liên quan đến bí mật nhà nước dưới mọi hình thức.
- Cán bộ công chức làm việc ở ngành, nghề có liên quan đến bí mật nhà nước thì trong thời hạn ít nhất là 05 năm, kể từ khi có quyết định nghỉ hưu, thôi việc, không được làm công việc có liên quan đến ngành, nghề mà trước đây mình đã đảm nhiệm cho tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài.
- Chính phủ quy định cụ thể danh mục ngành, nghề, công việc, thời hạn mà cán bộ, công chức không được làm và chính sách đối với những người phải áp dụng
Những việc khác cán bộ, công chức không được làm (Điều 20 Luật Cán bộ, Công chức 2008)
Ngoài những việc không được làm quy định tại Điều 18 Luật Cán bộ, Công chức 2008 và Điều 19 Luật Cán bộ, Công chức 2008, cán bộ, công chức còn không được làm những việc liên quan đến sản xuất, kinh doanh, công tác nhân sự quy định tại Luật phòng, chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và những việc khác theo quy định của pháp luật và của cơ quan có thẩm quyền.
Nghĩa vụ của cán bộ công chức trong thi hành công vụ hiện nay?
Tại Điều 9 Luật Cán bộ, công chức 2008 có quy định về nghĩa vụ của cán bộ công chức trong thi hành công vụ hiện nay như sau:
- Thực hiện đúng, đầy đủ và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
- Có ý thức tổ chức kỷ luật; nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị; báo cáo người có thẩm quyền khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; bảo vệ bí mật nhà nước.
- Chủ động và phối hợp chặt chẽ trong thi hành công vụ; giữ gìn đoàn kết trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.
- Bảo vệ, quản lý và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài sản nhà nước được giao.
- Chấp hành quyết định của cấp trên. Khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật thì phải kịp thời báo cáo bằng văn bản với người ra quyết định; trường hợp người ra quyết định vẫn quyết định việc thi hành thì phải có văn bản và người thi hành phải chấp hành nhưng không chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành, đồng thời báo cáo cấp trên trực tiếp của người ra quyết định. Người ra quyết định phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
- Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Ngày 4 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm? Ngày 4/2/2025 là mùng mấy tết?
- Ngày 6 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm? Ngày 6/2/2025 là mùng mấy tết?
- Tổng hợp mẫu quyết định bổ nhiệm chuẩn nhất cho mọi chức vụ năm 2025?
- Cách tính mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH từ ngày 01/7/2025?