Tổng hợp 15 lễ hội trong Tết âm lịch 2025 ở Việt Nam nổi bật, hấp dẫn nhất?
Tổng hợp 15 lễ hội trong Tết âm lịch 2025 ở Việt Nam nổi bật, hấp dẫn nhất?
Tết Âm Lịch, hay còn gọi là Tết Nguyên Đán, là ngày lễ truyền thống lớn nhất và quan trọng nhất của người Việt Nam cũng như nhiều quốc gia ở châu Á. Đây là dịp đánh dấu sự khởi đầu của một năm mới theo lịch âm, thường rơi vào khoảng cuối tháng 1 hoặc đầu tháng 2 dương lịch.
Dưới đây là 15 lễ hội trong Tết âm lịch 2025 ở Việt Nam nổi bật, hấp dẫn nhất:
[1] Lễ hội chùa Hương
Lễ hội chùa Hương là một lễ hội ngày Tết lớn ở Việt Nam được tổ chức mỗi năm và thu hút rất nhiều Phật tử từ Nam ra Bắc đến tham quan và hành hương. Lễ được diễn ra tại khu danh thắng chùa Hương thuộc Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thủ đô Hà Nội.
Lễ hội chùa Hương diễn ra trong khoảng thời gian dài từ tháng 1 đến tháng 3 âm lịch. Khai hội chính thức bắt đầu lễ hội vào ngày mùng 6 tháng Giêng hàng năm, ngày mở cửa rừng của người dân.
[2] Lễ hội rước pháo làng Đồng Kỵ
Lễ hội rước pháo Đồng Kỵ được tổ chức trong khuôn viên đình, chùa và đền của làng dựng ở phía Đông Bắc nằm bên bờ sông Ngũ Huyện Khê. Đây là những kiến trúc tín ngưỡng tôn giáo cổ kính và tôn nghiêm của làng Đồng Kỵ, một làng Việt cổ xưa mang đậm chất quê tiểu nông đa canh, đa nghề điển hình của xứ Bắc Ninh - Kinh Bắc.
Lễ hội rước pháo làng Đồng Kỵ được tổ chức tại Làng Đồng Kỵ, Đồng Quang, Từ Sơn, Bắc Ninh từ ngày 4 đến ngày 7 tháng Giêng âm lịch
[3] Lễ hội Tịch Điền Đọi Sơn
Lễ hội Tịch Điền Đọi Sơn được tổ chức tại Tiên Sơn, Duy Tiên, Hà Nam từ ngày 5 đến ngày 7 tháng Giêng âm lịch.
Lễ hội Tịch Điền Đọi Sơn là một nét đẹp văn hóa thể hiện sự hướng về nguồn cội, có lịch sử lâu đời. Lễ hội Tịch Điền Đọi Sơn được tổ chức với hai phần chính là phần lễ và phần hội. Ở phần lễ, có rất nhiều lễ được tổ chức liên tục như lễ cáo yết Thành Hoàng, lễ rước nước lên chùa Đọi, lễ tịch điền... Ở phần hội, rất nhiều hoạt động thể thao giải trí, trò chơi dân gian hay gian trưng bày sản phẩm, đồ lưu niệm.
[4] Lễ hội Gò Đống Đa
Gò Đống Đa là di tích lịch sử và là một trong những địa điểm du lịch Hà Nội nổi tiếng thuộc phường Quang Trung, quận Đống Đa.
Lễ hội Gò Đống Đa được tổ chức hàng năm để ăn mừng chiến thắng năm xưa và tưởng nhớ công ơn của vua Nguyễn Huệ và quân Tây Sơn.
Lễ hội Gò Đống Đa được tổ chức tại Gò Đống Đa, phố Tây Sơn, P. Quang Trung, Q. Đống Đa, TP. Hà Nội diễn ra ngày Mùng 5 tháng Giêng (âm lịch)
[5] Tết Nhảy của người Dao
Tết Nhảy là một hoạt động dân gian đã được cộng đồng người Dao thừa nhận có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống tín ngưỡng người Dao.
Tết Nhảy được tổ chức tại nhà Cái (nơi có bàn thờ tổ), lễ có dân bản chung sức nên được coi như Tết chung của bản, làng. Tết Nhảy nhằm cúng Bàn Vương – ông tổ người Dao, luyện binh mã để bảo vệ cuộc sống và sinh hoạt lao động sản xuất của gia đình.
Tết Nhảy được tổ chức vào tháng chạp âm lịch hàng năm, cúng trong ba năm. Năm thứ nhất và năm thứ hai chỉ mổ gà làm lễ cúng nhỏ, năm thứ ba mổ lợn làm lễ to và thực hiện trong hai ngày đêm.
[6] Lễ hội Tết Yên Tử Quảng Ninh
Lễ hội Yên Tử Quảng Ninh là một trong những lễ hội lớn nhất tại miền Bắc Việt Nam được diễn ra từ ngày 10 tháng Giêng đến hết tháng 3 âm lịch hằng năm.
Lễ hội Tết Yên Tử Quảng Ninh được diễn ra tại núi Yên Tử - xã Thượng Yên Công, Uông Bí, Quảng Ninh. Lễ hội bắt đầu bằng các nghi lễ được tổ chức long trọng ở chân núi Yên Tử. Sau đó là cuộc hành hương lên ngôi chùa nằm chót vót trên đỉnh núi - chùa Đồng.
[7] Lễ hội Cầu Ngư Đà Nẵng
Lễ hội Cầu Ngư Đà Nẵng, hay còn được biết với tên Lễ tế Cá Voi, là nét văn hóa thường niên và mang tính tâm linh.
Lễ hội Cầu Ngư Đà Nẵng được diễn ra từ ngày 14 đến 16 tháng Giêng Âm Lịch tại miếu Thuyền, đường Nguyễn Tất Thành, phường Thanh Khê Đông, quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng, Việt Nam. Theo truyền thống từ xưa, thì cứ “tam niên đáo lệ” (3 năm một lần), sẽ tổ chức long trọng nhất.
[8] Hội vật làng Sình Huế
Hội vật Làng Sình là hội vật truyền thống của làng đã có lịch sử hơn 200 năm và phát triển liên tục cho đến nay. Hằng năm sau khi ăn Tết xong, hội vật được tổ chức với niềm mong ước dân khoẻ, làng yên, mùa màng tươi tốt, hạnh phúc muôn người. Làng Sình cũng chính là địa chỉ cuối cùng về phương Nam còn lưu giữ truyền thống vật võ - Một sinh hoạt văn hoá đặc trưng của người Việt.
Hội vật làng Sình Huế được tổ chức vào ngày mồng 10 tháng Giêng Âm lịch tại Lại Ân hay còn gọi là làng Sình. Đây là một trong những ngôi làng được hình thành khá sớm ở Đàng Trong, nằm ven sông Hương, ở hạ lưu ngã ba Sình (rước thuộc huyện Tư Vinh hay tổng Mậu Tài), nay là xã Phú Mẫu huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.
[9] Lễ hội Đống Đa Bình Định
Lễ hội Đống Đa Bình Định được diễn ra vào chiều ngày mùng 4 và ngày mùng 5 tết âm lịch tại Bảo tàng Quang Trung, thị trấn Phú Phong - Tây Sơn để tưởng nhớ tới công tích lẫy lừng các thủ lĩnh của phong trào Tây Sơn, đặc biệt là người anh hùng áo vải Quang Trung – Nguyễn Huệ và kỷ niệm chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa, đánh thắng 29 vạn quân Thanh xâm lược.
Chương trình tế lễ Đống Đa diễn ra từ chiều mồng 4 tết với nhiều nghi lễ cổ truyền đặc sắc được tổ chức tại điện Tây Sơn. Lễ tế được tổ chức tôn nghiêm, cả khu vực rộng lớn, cờ lọng, nghi trượng rợp trời, chiêng trống rền vang... Người dự lễ như cảm thấy lòng mình hòa nhập vào hồn thiêng sông núi địa linh nhân kiệt.
[10] Lễ hội làng An Hải Đà Nẵng
Lễ hội làng An Hải Đà Nẵng được tổ chức vào ngày thu tế hàng năm từ ngày 10 - 11 tháng 8 âm lịch tại Đình làng An Hải, phường An Hải Tây - là một ngôi đình hơn 400 năm tuổi.
[11] Hội đền Đức Thánh Trần
Hội đền Đức Thánh Trần được tổ chức tại Đền thờ Đức Thánh Trần, Quận 1, Hồ Chí Minh từ ngày 8 đến ngày 10 tháng Giêng âm lịch.
Hội đền Đức Thánh Trần được tổ chức hàng năm với ý nghĩa tri ân công đức của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn và giáo dục lịch sử truyền thống cho thế hệ trẻ. Lễ hội được tổ chức trong không gian trang trọng, không khí trang nghiêm. Đến tham gia lễ hội, du khách có thể dâng hương cúng bái và tìm hiểu lịch sử qua các thông tin được ghi trên phù điêu trong đền thờ.
[12] Lễ hội Tết Nguyên Tiêu ở Hội An
Lễ hội Tết Nguyên Tiêu ở Hội An được tổ chức trong 3 ngày từ 14 – 16 tháng Giêng âm lịch hằng năm, nghi lễ chính thức sẽ được tổ chức vào ngày 16 âm lịch.
Tết Nguyên tiêu xuất phát từ quan niệm dân gian của người dân phố Hội. Họ cho rằng đây là ngày mà các quan nhà trời sẽ ban phước lành đến cho muôn dân. Vì vậy, người dân địa phương từ rất lâu đã có truyền thống tổ chức cúng tế, giải hạn, cầu an, trang hoàng nhà cửa trong dịp này.
[13] Lễ hội Dinh Bà Ông Lang Phú Quốc
Lễ hội Dinh Bà Ông Lang được tổ chức vào khoảng 18 – 19 tháng 1 Âm lịch hằng năm. Địa điểm tổ chức là ấp Ông Lang, thuộc xã Cửa Dương, thành phố Phú Quốc, Kiên Giang.
Một trong những hoạt động chính của ngày hội Dinh Bà Ông Lang đó chính là lễ rước nước. Đoàn rước nước thường có quy mô rất lớn, bao gồm đội cờ, múa lân, rồng, sư, đội tế nam quan, nữ quan… Đây cũng là một trong những nét đẹp văn hóa truyền thống thường thấy ở các lễ hội đầu năm, thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của nhân dân, bày tỏ lòng thành kính với bà Lê Kim Định. Hoạt động rước nước cũng góp phần đem lại không khí vui nhộn, lành mạnh của cộng đồng trong khuôn khổ lễ hội.
[14] Lễ hội núi Bà Đen
Hàng năm tại núi Bà Đen có hai lễ hội lớn tiêu biểu: hội Xuân núi Bà và hội Vía Bà.
Hội Xuân bắt đầu từ ngày mùng 4 tháng giêng và kéo dài trong suốt tháng giêng với các sự kiện, lễ hội truyền thống cách mạng, cùng với các sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo. Hội Vía Bà được tổ chức trong ba ngày 4, 5, 6 tháng năm âm lịch đây được xem là lễ hội quan trọng nhất ở núi Bà.
[15] Lễ hội Nguyên Tiêu của người Hoa - Nam Bộ
Lễ hội Tết Nguyên Tiêu ở khu người Hoa được tổ chức tại Khu người Hoa ở thành phố Hồ Chí Minh vào ngày Rằm tháng Giêng âm lịch
Lưu ý: Tổng hợp 15 lễ hội trong Tết âm lịch 2025 ở Việt Nam nổi bậc, hấp dẫn nhất chỉ mang tính chất tham khảo!
Tổng hợp 15 lễ hội trong Tết âm lịch 2025 ở Việt Nam nổi bật, hấp dẫn nhất? (Hình từ Internet)
Các lễ hội nào khi tổ chức phải đăng ký với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch?
Căn cứ Điều 9 Nghị định 110/2018/NĐ-CP quy định các lễ hội khi tổ chức phải đăng ký với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch bao gồm:
- Lễ hội văn hóa, lễ hội ngành nghề do cơ quan trung ương tổ chức (sau đây gọi là lễ hội cấp quốc gia) được tổ chức lần đầu.
- Lễ hội văn hóa, lễ hội ngành nghề có từ 02 tỉnh trở lên tham gia tổ chức (sau đây gọi là lễ hội cấp khu vực) được tổ chức lần đầu.
- Lễ hội có nguồn gốc từ nước ngoài được tổ chức lần đầu hoặc khôi phục sau thời gian gián đoạn từ 02 năm trở lên.
Hồ sơ đăng ký tổ chức lễ hội gồm những gì?
Căn cứ Điều 10 Nghị định 110/2018/NĐ-CP quy định hồ sơ đăng ký tổ chức lễ hội gồm những giấy tờ sau:
- Văn bản đăng ký nêu rõ tên lễ hội, sự cần thiết, thời gian, địa điểm, quy mô, nội dung hoạt động lễ hội, dự kiến thành phần số lượng khách mời.
- Phương án bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội, phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường.
- Dự kiến thành phần Ban tổ chức lễ hội.
- Các tài liệu hoặc văn bản chứng minh về nguồn gốc lễ hội (đối với lễ hội truyền thống).
- Văn bản đồng ý tổ chức lễ hội tại Việt Nam của Đại sứ quán hoặc Lãnh sự hoặc Tổng Lãnh sự quốc gia, vùng lãnh thổ và văn bản đồng ý của Bộ Ngoại giao (đối với lễ hội có nguồn gốc từ nước ngoài).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Lời chúc Tết mùng 3 mừng năm mới Ất Tỵ 2025 hay và ý nghĩa tặng Thầy cô?
- Lỗi dừng đèn đỏ quá vạch 2025 đối với xe máy bị phạt bao nhiêu?
- Cựu chiến binh nào được hưởng bảo hiểm y tế 100% chi phí khám chữa bệnh?
- Những món ăn phổ biến vào ngày tết Nguyên đán? Công tác an toàn thực phẩm đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025 triển khai như thế nào?