Địa điểm bắn pháo hoa tết âm lịch 2025 tại TP Hồ Chí Minh?
Địa điểm bắn pháo hoa tết âm lịch 2025 tại TP Hồ Chí Minh?
Xét đề xuất của Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh về chủ trương bắn pháo hoa dịp Tết âm lịch 2025; ý kiến đề xuất của Sở Văn hóa và Thể thao về đề xuất điểm bắn pháo hoa dịp Tết âm lịch 2025, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố thống nhất về việc tổ chức bắn pháo hoa dịp Tết âm lịch 2025 tại 15 điểm trong thành phố (2 điểm tầm cao, 13 điểm tầm thấp).
Địa điểm bắn pháo hoa tết âm lịch 2025 tại TP Hồ Chí Minh cụ thể như sau:
[1] 2 điểm bắn tầm cao là khu vực đường hầm sông Sài Gòn (TP Thủ Đức) và đền tưởng niệm liệt sĩ Bến Dược (huyện Củ Chi).
[2] 13 điểm bắn tầm thấp
- Các điểm bắn trên sà lan gồm:
+ Khu đô thị Thảo Điền
+ Khu vực sông Sài Gòn (TP Thủ Đức, cách cầu Rạch Chiếc 500m)
+ Khu vực cầu Rạch Đỉa (huyện Nhà Bè).
- Các điểm bắn tầm thấp khác gồm:
+ Công viên văn hóa Đầm Sen (quận 11)
+ Đền tưởng niệm Bến Nọc (TP Thủ Đức)
+ Khu tưởng niệm Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 (huyện Bình Chánh)
+ Khu công nghiệp Tây Bắc (huyện Củ Chi)
+ Đền tưởng niệm liệt sĩ Rừng Sác (huyện Cần Giờ)
+ Quảng trường Trung tâm hành chính quận 7
+ Công viên khu dân cư 38ha (phường Tân Thới Nhất, quận 12)
+ Quảng trường Hòa Bình (quận Gò Vấp)
+ Khu tưởng niệm liệt sĩ Ngã Ba Giồng (huyện Hóc Môn)
+ Khu vực chợ Bình Điền (quận 8)
Thời gian bắn pháo hoa từ 0h đến 0h15 ngày 29-1-2025 (giao thừa Tết Ất Tỵ).
Địa điểm bắn pháo hoa tết âm lịch 2025 tại TP Hồ Chí Minh? (Hình từ Internet)
Cơ quan nào có thẩm quyền cho phép bắn pháo hoa nổ?
Căn cứ Điều 12 Nghị định 137/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 3 Nghị định 56/2023/NĐ-CP quy định thẩm quyền, thủ tục cho phép bắn pháo hoa nổ:
Điều 12. Thẩm quyền, thủ tục cho phép bắn pháo hoa nổ
1. Các trường hợp tổ chức bắn pháo hoa nổ quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 11 Nghị định này do Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương để quyết định và phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức thực hiện theo quy định.
2. Trường hợp tổ chức bắn pháo hoa nổ theo quy định tại khoản 7 và khoản 8 Điều 11 Nghị định này và các trường hợp thay đổi tầm bắn, thời lượng bắn pháo hoa nổ do Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch quyết định sau khi có văn bản trao đổi thống nhất với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng.
3. Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có nhu cầu tổ chức bắn pháo hoa nổ theo quy định tại khoản 7 và khoản 8 Điều 11 Nghị định này hoặc muốn thay đổi tầm bắn, thời lượng bắn phải đề nghị bằng văn bản gửi Bộ Văn hoá, Thể Thao và Du lịch trước 30 ngày kể từ ngày dự kiến tổ chức bắn pháo hoa nổ, nội dung văn bản phải nêu rõ số lượng, tầm bắn, số điểm bắn, thời gian, thời lượng và địa điểm dự kiến bắn pháo hoa nổ.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng có văn bản trả lời để Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch tổng hợp, quyết định.
Theo quy định trên, cơ quan có thẩm quyền cho phép bắn pháo hoa nổ như sau:
[1] Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương để quyết định và phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức thực hiện trong các trường hợp sau:
- Tết Nguyên đán
- Giỗ Tổ Hùng Vương
- Ngày Quốc khánh
- Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ
- Ngày Chiến thắng (ngày 30 tháng 4 dương lịch)
- Kỷ niệm ngày giải phóng, ngày thành lập các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
[2] Các trường hợp sau do Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch quyết định sau khi có văn bản trao đổi thống nhất với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng:
- Sự kiện văn hóa, du lịch, thể thao mang tính quốc gia, quốc tế.
- Trường hợp khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
- Các trường hợp thay đổi tầm bắn, thời lượng bắn pháo hoa nổ
[3] Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có nhu cầu tổ chức bắn pháo hoa nổ trong các trường hợp sau hoặc muốn thay đổi tầm bắn, thời lượng bắn phải đề nghị bằng văn bản gửi Bộ Văn hoá, Thể Thao và Du lịch trước 30 ngày kể từ ngày dự kiến tổ chức bắn pháo hoa nổ, nội dung văn bản phải nêu rõ số lượng, tầm bắn, số điểm bắn, thời gian, thời lượng và địa điểm dự kiến bắn pháo hoa nổ.
- Sự kiện văn hóa, du lịch, thể thao mang tính quốc gia, quốc tế.
- Trường hợp khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Cá nhân có được sử dụng pháo hoa không?
Căn cứ Điều 17 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định sử dụng pháo hoa:
Điều 17. Sử dụng pháo hoa
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp sau: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi sử dụng pháo hoa chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.
Theo quy định trên, cá nhân được sử dụng pháo hoa khi đáp ứng các điều kiện sau:
[1] Cá nhân sử dụng pháo hoa có năng lực hành vi dân sự đầy đủ
[2] Cá nhân sử dụng pháo hoa trong các trường hợp sau:
- Lễ, tết
- Sinh nhật
- Cưới hỏi
- Hội nghị
- Khai trương
- Ngày kỷ niệm
- Trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật
[3] Cá nhân chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp của Bộ Quốc phòng được phép sản xuất hoặc các tổ chức, doanh nghiệp của Bộ Quốc phòng kinh doanh pháo hoa hoặc các tổ chức được cấp phép kinh doanh pháo hoa.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Lời chúc Tết mùng 3 mừng năm mới Ất Tỵ 2025 hay và ý nghĩa tặng Thầy cô?
- Lỗi dừng đèn đỏ quá vạch 2025 đối với xe máy bị phạt bao nhiêu?
- Những món ăn phổ biến vào ngày tết Nguyên đán? Công tác an toàn thực phẩm đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025 triển khai như thế nào?
- Ngày 3 tháng 2 năm 2025 là ngày lễ gì? Ngày 3/2/2025 mùng mấy Tết?