Luật trẻ em ngồi trước xe máy? Trẻ em không được ngồi trước xe máy đúng không?
Luật trẻ em ngồi trước xe máy? Trẻ em không được ngồi trước xe máy đúng không?
Căn cứ tại điểm h khoản 9 Điều 7 Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 7. Xử phạt, trừ điểm giấy phép lái của người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
[...]
9. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe lạng lách, đánh võng trên đường bộ; sử dụng chân chống hoặc vật khác quệt xuống đường khi xe đang chạy;
b) Điều khiển xe thành nhóm từ 02 xe trở lên chạy quá tốc độ quy định;
c) Gây tai nạn giao thông không dừng ngay phương tiện, không giữ nguyên hiện trường, không trợ giúp người bị nạn, không ở lại hiện trường hoặc không đến trình báo ngay với cơ quan công an, Ủy ban nhân dân nơi gần nhất;
d) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;
đ) Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ;
e) Điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy hoặc chất kích thích khác mà pháp luật cấm sử dụng;
g) Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy hoặc chất kích thích khác mà pháp luật cấm sử dụng của người thi hành công vụ;
h) Ngồi phía sau vòng tay qua người ngồi trước để điều khiển xe, trừ trường hợp chở trẻ em dưới 06 tuổi ngồi phía trước;
[...]
10. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe không quan sát, giảm tốc độ hoặc dừng lại để bảo đảm an toàn theo quy định mà gây tai nạn giao thông; điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định gây tai nạn giao thông; đi vào đường cao tốc, dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe, lùi xe, vượt xe, chuyển hướng, chuyển làn đường không đúng quy định gây tai nạn giao thông; không đi đúng phần đường, làn đường, không giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe theo quy định gây tai nạn giao thông hoặc đi vào đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển, đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” gây tai nạn giao thông;
b) Vi phạm quy định tại một trong các điểm, khoản sau của Điều này mà gây tai nạn giao thông: điểm a, điểm d, điểm đ, điểm g, điểm h, điểm i, điểm k khoản 1; điểm c, điểm đ, điểm g khoản 2; điểm b, điểm e, điểm g, điểm h, điểm k khoản 3; điểm đ khoản 4; điểm c, điểm d khoản 6; điểm c, điểm d, điểm đ khoản 7; điểm a, điểm b, điểm h, điểm k khoản 9 Điều này.
[...]
12. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt chính, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
[...]
b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a, điểm b, điểm h, điểm i, điểm k khoản 9 Điều này bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng;
[...]
13. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị trừ điểm giấy phép lái xe như sau:
[...]
d) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 8, khoản 10 Điều này bị trừ điểm giấy phép lái xe 10 điểm.
Như vậy, quy định pháp luật trẻ em ngồi trước xe máy như sau:
- Trẻ em dưới 06 tuổi: được ngồi phía trước khi đi xe máy.
- Trẻ em từ 06 tuổi trở lên: không được ngồi phía trước khi đi xe máy. Nếu vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính như sau:
+ Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng và tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng.
+ Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng và trừ 10 điểm giấy phép lái xe nếu gây tai nạn giao thông.
Như vậy, trẻ em ngồi trước xe máy dưới 06 tuổi vẫn sẽ được ngồi trước xe máy.
Luật trẻ em ngồi trước xe máy? Trẻ em không được ngồi trước xe máy đúng không? (Hình từ Internet)
Cơ quan nào có trách nhiệm ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị an toàn cho trẻ em?
Theo Điều 87 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định nhưu sau:
Điều 87. Trách nhiệm quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
2. Bộ Công an là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ; xây dựng lực lượng Cảnh sát giao thông chính quy, tinh nhuệ, hiện đại đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
3. Bộ Giao thông vận tải thực hiện quản lý nhà nước về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe; chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng, phụ tùng xe cơ giới và nhiệm vụ quản lý khác theo quy định của Luật này; ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị an toàn cho trẻ em quy định tại khoản 3 Điều 10 của Luật này.
4. Bộ Quốc phòng thực hiện quản lý nhà nước về phương tiện giao thông đường bộ và người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ thuộc phạm vi quản lý.
5. Bộ Y tế thực hiện quản lý nhà nước về điều kiện sức khỏe của người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ; quy định về xác định nồng độ cồn và nồng độ cồn nội sinh trong máu.
6. Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mũ bảo hiểm cho người đi xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp máy.
7. Bộ, cơ quan ngang Bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm phối hợp với Bộ Công an thực hiện quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
8. Ủy ban nhân dân các cấp, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, thực hiện quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ tại địa phương.
Theo đó, Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị an toàn cho trẻ em quy định tại khoản 3 Điều 10 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024.
Nguyên tắc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ được quy định như thế nào?
Theo Điều 3 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định như sau:
(1) Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
(2) Bảo đảm giao thông đường bộ được trật tự, an toàn, thông suốt, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường; phòng ngừa vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, tai nạn giao thông đường bộ và ùn tắc giao thông; bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản của cá nhân và tài sản của cơ quan, tổ chức.
(3) Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
(4) Người tham gia giao thông đường bộ phải chấp hành các quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và quy định khác của pháp luật có liên quan, có trách nhiệm giữ an toàn cho mình và cho người khác.
(5) Mọi hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
(6) Hoạt động bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ phải công khai, minh bạch và thuận lợi cho người dân.
(7) Công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ được thực hiện thống nhất trên cơ sở phân công, phân cấp, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Giao thông đường bộ có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Lỗi dừng đèn đỏ quá vạch 2025 đối với xe máy bị phạt bao nhiêu?
- Những món ăn phổ biến vào ngày tết Nguyên đán? Công tác an toàn thực phẩm đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025 triển khai như thế nào?
- Giao thừa 2025 lúc mấy giờ? Giao thừa 2025 có bắn pháo hoa không?
- Ngày 2 tháng 2 năm 2025 là mùng mấy Tết 2025?