Lời nhận xét Hoạt động trải nghiệm lớp 1 học kì 1 theo Thông tư 27 năm 2024 - 2025?
Lời nhận xét Hoạt động trải nghiệm lớp 1 học kì 1 theo Thông tư 27 năm 2024 - 2025?
Lời nhận xét Hoạt động trải nghiệm lớp 1 học kì 1 theo Thông tư 27 năm 2024 - 2025 như sau:
Lời nhận xét chung
Em mô tả được hình dáng của em bên ngoài và của bạn. Em biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến với các bạn trong nhóm. Em nêu được hành vi an toàn và không an toàn khi vui chơi. Em biết xử lí tình huống, phân biệt đúng/sai trong chủ đề vừa học. Em biết yêu thương giúp đỡ bạn bè phù hợp với hoàn cảnh. Em biết tự chăm sóc bản thân và trang phục phù hợp khi dến trường,lớp. Em nhận biết được hành vi nên và không nên làm ở lớp. Em biết vận dụng bài học vào cuộc sống hằng ngày. Em tham gia tích cực phát biểu trong hoạt động nhóm. Em chỉ ra được hành vi nên làm và không nên làm ở lớp,ở nhà. Em biết giới thiệu tên, sở thích, điểm nổi bật của các bạn. Em ứng xử thân thiện với bạn bè, lễ phép với thầy cô. Em nhiệt tình trong các hoạt động thể thao và trò chơi ngoài trời, luôn thể hiện tinh thần thể thao cao. Em thể hiện sự cầu tiến rõ rệt trong việc học hỏi và phát triển các kỹ năng cá nhân. Em cần phát huy thêm khả năng làm việc nhóm, chú ý hơn trong việc phối hợp với bạn bè để cùng đạt được kết quả tốt nhất. Em có thể cải thiện kỹ năng giao tiếp và hợp tác trong các tình huống nhóm, để đạt hiệu quả tốt hơn. Chưa có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường Cần sắp xếp các học tập gọn gàng hơn Còn rụt rè khi giao tiếp Chưa tự tin khi tham gia các hoạt động tổng thể Cần rèn luyện khả năng lắng nghe và tập trung |
Lời nhận xét khác
Phẩm chất nhân ái
Em biết tôn trọng và quý mến thầy cô bạn bè Em có tấm lòng nhân ái Em có tấm lòng nhân hậu và sẻ chia Em biết ơn thầy cô giáo, yêu thương và giúp đỡ bạn bè Em quan tâm và giúp đỡ mọi người Em chia sẻ công việc nhà trong gia đình Em biết giúp đỡ bạn khi gặp khó khăn Em tự do tích cực trong các hoạt động tập thể Em biết yêu thương và giúp đỡ bạn Em biết quan tâm và giúp đỡ người thân Em nhân hậu hiền hòa |
Chăm chỉ
Em đã tham gia tốt các hoạt động của lớp của trường Em tích cực trong giờ học tập ở lớp Em biết nhận nhiệm vụ phù hợp với sức lực của bản thân Em thường xuyên trao đổi nội dung học tập với bạn bè và giáo viên Em thường xuyên trao đổi với bạn thầy cô giáo Em chăm chỉ làm bài ở lớp Em thường xuyên tham gia các hoạt động giữ vệ sinh của lớp Em yêu thích lao động và các hoạt động nghệ thuật Em thích tham gia trang trí và làm sạch trường lớp |
Trung thực
Em luôn trung thực với bạn bè Em luôn nhường nhịn và chia sẻ với bạn trong lớp Em có ý thức giữ trật tự không làm việc riêng trong giờ học Em Chấp hành mọi nội quy của lớp của trường Em luôn có ý thức tự giác cao và trung thực trong học tập Em luôn tự tin trong học tập trung thực đoàn kết và yêu quý với bạn bè Em không nói dối không nói sai về người khác Em không đổ lỗi cho người khác khi mình làm chưa đúng Em không chép bài của bạn trong giờ học Em trung thực trong mọi hoạt động |
Trách nhiệm
Em tự tin hơn khi phát biểu ý kiến Em tự tin hơn khi giải quyết vấn đề Em biết nhận lỗi và sửa lỗi sai Em tự chịu trách nhiệm về việc làm của mình Em tự tin khi phát biểu ý kiến Em có ý thức trách nhiệm trong việc học nhóm Em không đổ lỗi cho người khác Em biết nhận lỗi khi sai Em cần có trách nhiệm hơn trong học tập Em cần làm việc theo sự hướng dẫn của giáo viên Em cần tích cực hơn trong hoạt động của nhóm Em cần tích cực nêu nên những ý kiến của bản thân để xây dựng bài Em cần có trách nhiệm hơn với bài tập được giao |
* Mẫu Lời nhận xét Hoạt động trải nghiệm lớp 1 học kì 1 theo Thông tư 27 năm 2024 - 2025? chỉ mang tính chất tham khảo.
Lời nhận xét Hoạt động trải nghiệm lớp 1 học kì 1 theo Thông tư 27 năm 2024 - 2025? (Hình từ Internet)
Có bao nhiêu mức đánh giá định kỳ cuối học kì 1 theo Thông tư 27?
Căn cứ Điều 7 Quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT quy định đánh giá định kỳ:
Điều 7. Đánh giá định kỳ
1. Đánh giá định kỳ về nội dung học tập các môn học, hoạt động giáo dục
a) Vào giữa học kỳ I, cuối học kỳ I, giữa học kỳ II và cuối năm học, giáo viên dạy môn học căn cứ vào quá trình đánh giá thường xuyên và yêu cầu cần đạt, biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của từng môn học, hoạt động giáo dục để đánh giá học sinh đối với từng môn học, hoạt động giáo dục theo các mức sau:
- Hoàn thành tốt: thực hiện tốt các yêu cầu học tập và thường xuyên có biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học hoặc hoạt động giáo dục;
- Hoàn thành: thực hiện được các yêu cầu học tập và có biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học hoặc hoạt động giáo dục;
- Chưa hoàn thành: chưa thực hiện được một số yêu cầu học tập hoặc chưa có biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học hoặc hoạt động giáo dục.
b) Vào cuối học kỳ I và cuối năm học, đối với các môn học bắt buộc: Tiếng Việt, Toán, Ngoại ngữ 1, Lịch sử và Địa lý, Khoa học, Tin học và Công nghệ có bài kiểm tra định kỳ;
Đối với lớp 4, lớp 5, có thêm bài kiểm tra định kỳ môn Tiếng Việt, môn Toán vào giữa học kỳ I và giữa học kỳ II.
[...]
Theo đó, các mức đánh giá định kỳ cuối học kì 1 như sau:
[1] Đánh giá về nội dung học tập các môn học, hoạt động giáo dục
- Hoàn thành tốt: thực hiện tốt các yêu cầu học tập và thường xuyên có biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học hoặc hoạt động giáo dục;
- Hoàn thành: thực hiện được các yêu cầu học tập và có biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học hoặc hoạt động giáo dục;
- Chưa hoàn thành: chưa thực hiện được một số yêu cầu học tập hoặc chưa có biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học hoặc hoạt động giáo dục.
[2] Đánh giá về sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực
- Tốt: Đáp ứng tốt yêu cầu giáo dục, biểu hiện rõ và thường xuyên.
- Đạt: Đáp ứng được yêu cầu giáo dục, biểu hiện nhưng chưa thường xuyên.
- Cần cố gắng: Chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu giáo dục, biểu hiện chưa rõ.
Đối với học sinh học ở các lớp dành cho người khuyết tật cấp tiểu học, giáo viên đánh giá học sinh thì căn cứ vào đâu?
Căn cứ khoản 3 Điều 8 Quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT quy định:
Điều 8. Đánh giá học sinh ở trường, lớp dành cho người khuyết tật
[...]
3. Đối với học sinh học ở các lớp dành cho người khuyết tật: giáo viên đánh giá học sinh căn cứ vào nhận xét, đánh giá thường xuyên qua các buổi học tại lớp dành cho người khuyết tật và kết quả đánh giá định kỳ môn Toán, môn Tiếng Việt được thực hiện theo quy định tại Điều 7 của Quy định này.
Như vậy, đối với học sinh học ở các lớp dành cho người khuyết tật: giáo viên đánh giá học sinh căn cứ vào nhận xét, đánh giá thường xuyên qua các buổi học tại lớp dành cho người khuyết tật và kết quả đánh giá định kỳ môn Toán, môn Tiếng Việt được thực hiện theo quy định tại Điều 7 Quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Ngày 4 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm? Ngày 4/2/2025 là mùng mấy tết?
- Ngày 6 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm? Ngày 6/2/2025 là mùng mấy tết?
- Tổng hợp mẫu quyết định bổ nhiệm chuẩn nhất cho mọi chức vụ năm 2025?
- Cách tính mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH từ ngày 01/7/2025?