Cây nêu ngày Tết là cây gì? Hình ảnh cây nêu ngày Tết? Ngày hội trình diễn cây Nêu lần thứ 2 được tổ chức năm nào?

Cây nêu ngày Tết là cây gì? Hình ảnh cây nêu ngày Tết? Ngày hội trình diễn cây Nêu và giao lưu văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc Việt Nam lần thứ 2 được tổ chức năm nào?

Cây nêu ngày Tết là cây gì? Hình ảnh cây nêu ngày Tết?

Cây nêu ngày Tết là một biểu tượng văn hóa truyền thống của người Việt Nam, thường được dựng vào dịp Tết Nguyên Đán. Cây nêu không phải là một loại cây cố định mà thường được làm từ cây tre cao, thẳng, với phần ngọn được trang trí bằng nhiều vật phẩm.

- Đặc điểm của cây nêu:

Chất liệu: Thường là cây tre.

Cây tre đại diện cho vật dương, lọng tàn hình tròn đại diện cho vật âm. Trong đó, lọng tàn có 5 con cá chép với 5 màu đại diện cho 5 màu trong ngũ hành: Màu vàng ở giữa, màu trắng ở phía Nam, màu đen ở phía Bắc, màu xanh ở phía Đông và màu đỏ ở phía Tây.

Ngoài, ra có thể trang trí:

+ Treo lá bùa, cờ: Để trừ tà ma, mang lại bình an cho gia đình.

+ Treo chuông gió: Khi gió thổi, tiếng chuông phát ra để xua đuổi tà khí.

+ Treo túi vôi: Tượng trưng cho sự trong sạch và bảo vệ gia đình.

+ Treo các vật dụng phong tục: Như cá chép giấy (tượng trưng cho Táo quân), câu đối đỏ, hoặc bầu rượu nhỏ,...

- Ý nghĩa của cây nêu:

+ Xua đuổi tà ma: Mỗi khi Tết đến thì đây là lúc thần linh phải về chầu trời, do đó dễ bị ma quỷ xâm nhập, quấy phá, do đó, cây nêu là biểu tượng cho sự đấu tranh giữa thiện và ác, để bảo vệ sự bình yên cuộc sống của người dân khỏi quỷ dữ.

+ Cây nêu được coi là biểu tượng của sự may mắn, tài lộc trong năm mới, cầu mong một năm mới suôn sẻ, mùa màng tươi tốt.

+ Tôn vinh phong tục truyền thống: Đây là nét đẹp văn hóa gắn liền với tín ngưỡng của người Việt.

- Thời gian dựng và hạ cây nêu:

Cây nêu thường được dựng vào ngày 23 tháng Chạp (ngày Táo quân về trời) và được hạ xuống vào ngày mùng 7 Tết.

- Hình ảnh cây nêu ngày Tết:

Cây nêu ngày Tết là cây gì? Hình ảnh cây nêu ngày Tết? Ngày hội trình diễn cây Nêu lần thứ 2 được tổ chức năm nào?

Cây nêu ngày Tết là cây gì? Hình ảnh cây nêu ngày Tết? Ngày hội trình diễn cây Nêu lần thứ 2 được tổ chức năm nào? (Hình từ Internet)

Ngày hội trình diễn cây Nêu và giao lưu văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc Việt Nam lần thứ 2 được tổ chức năm nào?

Theo Mục 4 Phụ lục 1 Kế hoạch triển khai xây dựng môi trường văn hóa cơ sở giai đoạn 2023-2025 ban hành kèm theo Quyết định 432/QĐ-BVHTTDL năm 2023 như sau:

TT

NỘI DUNG CÔNG VIỆC

ĐƠN VỊ THỰC HIỆN

THỜI GIAN THỰC HIỆN

...

...

...

...

52

Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc miền Trung lần thứ III, tại tỉnh Bình Định.

Vụ Văn hóa dân tộc


53

Ngày hội trình diễn cây Nêu và giao lưu văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc Việt Nam lần thứ II, tại tỉnh Đắk Lắk.

Vụ Văn hóa dân tộc

2023

54

Ngày hội văn hóa dân tộc Mường lần thứ II, tại tỉnh Sơn La.

Vụ Văn hóa dân tộc

2023

55

Ngày hội văn hóa các dân tộc có số dân dưới 10.000 người lần thứ I tại tỉnh Lai Châu.

Vụ Văn hóa dân tộc

2023

56

Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Tây Nguyên lần thứ I tại tỉnh Kon Tum.

Vụ Văn hóa dân tộc

2023

...

...

...

...

Theo đó, Ngày hội trình diễn cây Nêu và giao lưu văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc Việt Nam lần thứ 2 được tổ chức năm 2023, tại tỉnh Đắk Lắk.

Người lao động nghỉ Tết Nguyên đán 2025 bao nhiêu ngày?

Tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về nghỉ lễ tết như sau:

Điều 112. Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.

Theo Thông báo 6150/TB-BLĐTBXH năm 2024 có quy định như sau:

1. Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi tắt là công chức, viên chức) được nghỉ dịp tết Âm lịch năm 2025 từ thứ Bảy ngày 25/01/2025 Dương lịch (tức ngày 26 tháng Chạp năm Giáp Thìn) đến hết Chủ nhật ngày 02/02/2025 Dương lịch (tức ngày mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ). Đợt nghỉ này bao gồm 05 ngày nghỉ tết Âm lịch và 04 ngày nghỉ hằng tuần.
[...]
7. Đối với người lao động không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Thông báo này, người sử dụng lao động quyết định lựa chọn phương án nghỉ tết Âm lịch, nghỉ lễ Quốc khánh, nghỉ lễ ngày Chiến thắng 30/4 và ngày Quốc tế lao động 01/5 năm 2025 như sau:
- Đối với dịp nghỉ tết Âm lịch: lựa chọn 01 ngày cuối năm Giáp Thìn và 04 ngày đầu năm Ất Tỵ hoặc 02 ngày cuối năm Giáp Thìn và 03 ngày đầu năm Ất Tỵ hoặc 03 ngày cuối năm Giáp Thìn và 02 ngày đầu năm Ất Tỵ.
- Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết quy định tại khoản 1 Điều 112 của Bộ luật Lao động thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp theo quy định tại khoản 3 Điều 111 Bộ luật Lao động.
- Khuyến khích người sử dụng lao động áp dụng thời gian nghỉ tết Âm lịch, nghỉ lễ Quốc khánh, nghỉ lễ ngày Chiến thắng 30/4 và ngày Quốc tế lao động 01/5 năm 2025 cho người lao động như quy định đối với công chức, viên chức.

Theo đó, dịp Tết Nguyên đán 2025, đối với người lao động của các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội sẽ được nghỉ dịp tết Âm lịch năm 2025 từ thứ Bảy ngày 25/01/2025 Dương lịch (tức ngày 26 tháng Chạp năm Giáp Thìn) đến hết Chủ nhật ngày 02/02/2025 Dương lịch (tức ngày mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ).

Đối với người lao động không thuộc đối tượng trên, người sử dụng lao động quyết định lựa chọn phương án nghỉ tết Âm lịch: Lựa chọn 01 ngày cuối năm Giáp Thìn và 04 ngày đầu năm Ất Tỵ hoặc 02 ngày cuối năm Giáp Thìn và 03 ngày đầu năm Ất Tỵ hoặc 03 ngày cuối năm Giáp Thìn và 02 ngày đầu năm Ất Tỵ. Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ tết thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.

Tìm hiểu Pháp luật
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tìm hiểu Pháp luật
Hỏi đáp Pháp luật
Cây nêu ngày Tết là cây gì? Hình ảnh cây nêu ngày Tết? Ngày hội trình diễn cây Nêu lần thứ 2 được tổ chức năm nào?
Hỏi đáp Pháp luật
23 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Người lao động được nghỉ hưởng lương ngày 23 1 âm không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu lời dẫn chương trình tặng quà cho hộ nghèo mới nhất năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày hội Sen Huế 2025 diễn ra ngày nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng hợp các hàm Excel thông dụng thường dùng?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Bài phát biểu chia tay giáo viên nghỉ hưu 2025 của học sinh ngắn gọn?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng hợp Linh vật 2025 của 63 tỉnh thành? Biểu tượng linh vật Xuân Ất Tỵ năm 2025 tỉnh Bình Định ở đâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày 4 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm? Ngày 4/2/2025 là mùng mấy tết?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày 6 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm? Ngày 6/2/2025 là mùng mấy tết?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu hình ảnh về mâm ngũ quả đẹp nhất, đơn giản năm 2025? Hướng dẫn cách xếp mâm ngũ quả đẹp?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tìm hiểu Pháp luật
Tạ Thị Thanh Thảo
0 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào