Năm 2025, lỗi vi phạm của người điều khiển ô tô phạt đến 70 triệu đồng theo Nghị định 168?
Năm 2025, lỗi vi phạm của người điều khiển ô tô phạt đến 70 triệu đồng theo Nghị định 168?
Căn cứ tại khoản 13 Điều 6 Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định về xử phạt người điều khiển ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như sau:
Điều 6. Xử phạt, trừ điểm giấy phép lái xe của người điều khiển xe ô tô, xe chở người bốn bánh có gắn động cơ, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
[...]
12. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi điều khiển xe lạng lách, đánh võng trên đường bộ; chạy quá tốc độ đuổi nhau trên đường bộ; dùng chân điều khiển vô lăng xe khi xe đang chạy trên đường bộ.
13. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 12 Điều này mà gây tai nạn giao thông.
14. Tịch thu phương tiện đối với người điều khiển xe tái phạm hành vi điều khiển xe lạng lách, đánh võng quy định tại khoản 12 Điều này.
15. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm e khoản 5 Điều này còn bị tịch thu thiết bị phát tín hiệu ưu tiên lắp đặt, sử dụng trái quy định;
b) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 12 Điều này bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng;
c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 11; khoản 13; khoản 14 Điều này bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.
[...]
Như vậy, năm 2025, theo Nghị định 168, lỗi vi phạm của người điều khiển ô tô mà gây tai nạn giao thông có thể bị phạt đến 70 triệu đồng như sau:
- Điều khiển xe lạng lách, đánh võng trên đường bộ;
- Chạy quá tốc độ đuổi nhau trên đường bộ;
- Dùng chân điều khiển vô lăng xe khi xe đang chạy trên đường bộ.
Bên cạnh đó, ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.
Năm 2025, lỗi vi phạm của người điều khiển ô tô phạt đến 70 triệu đồng theo Nghị định 168? (Hình từ Internet)
Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ gây ra tai nạn giao thông có trách nhiệm như thế nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 80 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định về trách nhiệm của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ gây ra tai nạn giao thông đường bộ, người liên quan và người có mặt tại hiện trường vụ tai nạn giao thông đường bộ như sau:
Điều 80. Trách nhiệm của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ gây ra tai nạn giao thông đường bộ, người liên quan và người có mặt tại hiện trường vụ tai nạn giao thông đường bộ
1. Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ gây ra tai nạn giao thông đường bộ, người liên quan đến vụ tai nạn giao thông đường bộ có trách nhiệm sau đây:
a) Dừng ngay phương tiện, cảnh báo nguy hiểm, giữ nguyên hiện trường, trợ giúp người bị nạn và báo tin cho cơ quan Công an, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất;
b) Ở lại hiện trường vụ tai nạn giao thông đường bộ cho đến khi người của cơ quan Công an đến, trừ trường hợp phải đi cấp cứu, đưa người bị nạn đi cấp cứu hoặc xét thấy bị đe dọa đến tính mạng, sức khỏe nhưng phải đến trình báo ngay cơ quan Công an, Ủy ban nhân dân nơi gần nhất;
c) Cung cấp thông tin xác định danh tính về bản thân, người liên quan đến vụ tai nạn giao thông đường bộ và thông tin liên quan của vụ tai nạn giao thông đường bộ cho cơ quan có thẩm quyền.
[...]
Như vậy, Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ gây ra tai nạn giao thông có trách nhiệm như sau:
- Dừng ngay phương tiện, cảnh báo nguy hiểm, giữ nguyên hiện trường, trợ giúp người bị nạn và báo tin cho cơ quan Công an, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất;
- Ở lại hiện trường vụ tai nạn giao thông đường bộ cho đến khi người của cơ quan Công an đến, trừ trường hợp phải đi cấp cứu, đưa người bị nạn đi cấp cứu hoặc xét thấy bị đe dọa đến tính mạng, sức khỏe nhưng phải đến trình báo ngay cơ quan Công an, Ủy ban nhân dân nơi gần nhất;
- Cung cấp thông tin xác định danh tính về bản thân, người liên quan đến vụ tai nạn giao thông đường bộ và thông tin liên quan của vụ tai nạn giao thông đường bộ cho cơ quan có thẩm quyền.
Có thể gửi video vi phạm giao thông để CSGT phạt nguội bằng những hình thức nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 16 Nghị định 135/2021/NĐ-CP quy định về cung cấp dữ liệu thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật như sau:
Điều 16. Cung cấp dữ liệu thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật
1. Dữ liệu do cá nhân, tổ chức thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật cung cấp cho cơ quan, đơn vị, người có thẩm quyền xử phạt bằng một trong các hình thức sau:
a) Trực tiếp đến trụ sở cơ quan, đơn vị của người có thẩm quyền hoặc hiện trường xảy ra vụ việc để cung cấp;
b) Thư điện tử, cổng thông tin điện tử hoặc trang thông tin điện tử, số điện thoại đường dây nóng;
c) Dịch vụ bưu chính;
d) Kết nối, chia sẻ dữ liệu.
[...]
Như vậy, có thể gửi video vi phạm giao thông để CSGT phạt nguội bằng những hình thức như sau:
- Trực tiếp đến trụ sở cơ quan, đơn vị của người có thẩm quyền hoặc hiện trường xảy ra vụ việc để cung cấp.
- Gửi video vi phạm qua thư điện tử, cổng thông tin điện tử hoặc trang thông tin điện tử, số điện thoại đường dây nóng.
- Gửi video vi phạm qua dịch vụ bưu chính.
- Gửi video vi phạm qua phần mềm kết nối, chia sẻ dữ liệu
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?