Tổng hợp Nghị định hướng dẫn Luật Xây dựng mới nhất năm 2025?
Tổng hợp Nghị định hướng dẫn Luật Xây dựng mới nhất năm 2025?
Luật Xây dựng mới nhất năm 2025 là Luật Xây dựng 2014.
Luật Xây dựng 2014 được Quốc hội thông qua ngày 18/06/2014 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2015. Đến nay vẫn chưa có văn bản thay thế Luật Xây dựng 2014.
Dưới đây là tổng hợp văn bản hướng dẫn Luật Xây dựng 2014 còn hiệu lực:
- Nghị định 175/2024/NĐ-CP hướng dẫn Luật Xây dựng về quản lý hoạt động xây dựng
- Nghị định 67/2023/NĐ-CP quy định về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc, bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng
- Nghị định 35/2023/NĐ-CP sửa đổi các Nghị định thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng
- Nghị định 10/2021/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng
- Nghị định 06/2021/NĐ-CP hướng dẫn về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng
- Nghị định 37/2015/NĐ-CP hướng dẫn về hợp đồng xây dựng
[...]
Tổng hợp Nghị định hướng dẫn Luật Xây dựng mới nhất năm 2025? (Hình từ Internet)
Có mấy nguyên tắc cơ bản trong hoạt động đầu tư xây dựng?
Căn cứ theo Điều 4 Luật Xây dựng 2014 được sửa đổi, bổ sung bởi điểm a, điểm b, điểm c khoản 2 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020, điểm e khoản 1 Điều 57 Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn 2024 có hiệu lực từ ngày 01/07/2025, có 09 nguyên tắc cơ bản trong hoạt động đầu tư xây dựng gồm:
- Bảo đảm đầu tư xây dựng công trình theo quy hoạch, thiết kế, bảo vệ cảnh quan, môi trường; phù hợp với điều kiện tự nhiên, xã hội, đặc điểm văn hóa của địa phương; bảo đảm ổn định cuộc sống của Nhân dân; kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với quốc phòng, an ninh, phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Sử dụng hợp lý nguồn lực, tài nguyên tại khu vực có dự án, bảo đảm đúng mục đích, đối tượng và trình tự đầu tư xây dựng.
- Tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy định của pháp luật về sử dụng vật liệu xây dựng; bảo đảm nhu cầu tiếp cận sử dụng công trình thuận lợi, an toàn cho người khuyết tật, người cao tuổi, trẻ em ở các công trình công cộng, nhà cao tầng; ứng dụng khoa học và công nghệ, áp dụng hệ thống thông tin công trình trong hoạt động đầu tư xây dựng.
- Bảo đảm chất lượng, tiến độ, an toàn công trình, tính mạng, sức khỏe con người và tài sản; phòng, chống cháy, nổ; bảo vệ môi trường.
- Bảo đảm xây dựng đồng bộ trong từng công trình và đồng bộ với các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội.
- Tổ chức, cá nhân khi tham gia hoạt động xây dựng phải có đủ điều kiện năng lực theo quy định; chịu trách nhiệm về chất lượng công việc do mình thực hiện theo quy định.
- Bảo đảm công khai, minh bạch, tiết kiệm, hiệu quả; phòng, chống tham nhũng, lãng phí, thất thoát và tiêu cực khác trong hoạt động đầu tư xây dựng.
- Phân định rõ chức năng quản lý nhà nước trong hoạt động đầu tư xây dựng với chức năng quản lý của người quyết định đầu tư, chủ đầu tư phù hợp với từng loại nguồn vốn sử dụng.
- Khi đầu tư xây dựng, quản lý vận hành công trình xây dựng, phát triển vật liệu xây dựng phải có giải pháp kỹ thuật và quản lý nhằm bảo đảm sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng, tài nguyên và bảo vệ môi trường.
Chủ đầu tư có quyền và nghĩa vụ gì trong việc thiết kế xây dựng công trình?
Căn cứ theo Điều 85 Luật Xây dựng 2014 được sửa đổi bởi khoản 27 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020, quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư trong việc thiết kế xây dựng công trinhf là:
- Về quyền:
+ Tự thực hiện thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng khi có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề phù hợp với loại, cấp công trình xây dựng.
+ Lựa chọn nhà thầu thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng trong trường hợp không tự thực hiện thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng.
+ Đàm phán, ký kết hợp đồng thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng; giám sát và yêu cầu nhà thầu thực hiện đúng hợp đồng đã ký kết; đình chỉ hoặc chấm dứt hợp đồng theo quy định của hợp đồng và quy định của pháp luật có liên quan.
+ Các quyền khác theo quy định của hợp đồng và của pháp luật có liên quan.
- Về nghĩa vụ:
+ Lựa chọn nhà thầu thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề phù hợp với loại, cấp công trình xây dựng.
+ Xác định nhiệm vụ thiết kế xây dựng.
+ Cung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu cho nhà thầu thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng.
+ Thực hiện đúng hợp đồng đã ký kết; bồi thường thiệt hại khi vi phạm hợp đồng thiết kế xây dựng đã ký kết.
+ Thẩm định, phê duyệt thiết kế xây dựng theo quy định.
+ Chịu trách nhiệm trước pháp luật và người quyết định đầu tư về kết quả công việc do mình thực hiện.
+ Lưu trữ hồ sơ thiết kế xây dựng.
+ Các nghĩa vụ khác theo quy định của hợp đồng và của pháp luật có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Văn bản quy phạm pháp luật có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quyền yêu cầu sửa đổi bổ sung nội dung hợp đồng lao động thuộc về ai?
- Hình thức thi tuyển sinh lớp 10 năm 2025 theo quy định mới nhất?
- Mã chương thuế môn bài hộ kinh doanh mới nhất năm 2025?
- Thi vào 10 năm 2025-2026 thi mấy môn theo quy định mới nhất?
- Thời gian điều hành giá xăng dầu trong dịp tết Nguyên đán 2025?