Phương tiện quá thời hạn tái nhập vào Việt Nam có bị thu hồi Giấy phép liên vận ASEAN không?
Giấy phép liên vận cấp cho phương tiện phi thương mại giữa Việt Nam và Lào có thời hạn bao lâu?
Theo Điều 29 Nghị định 158/2024/NĐ-CP quy định chung về giấy phép vận tải đường bộ quốc tế và giấy phép liên vận như sau:
Điều 29. Quy định chung về giấy phép vận tải đường bộ quốc tế và giấy phép liên vận
1. Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế được cơ quan có thẩm quyền cấp cho đơn vị kinh doanh vận tải thực hiện hoạt động vận tải đường bộ quốc tế. Đối với vận tải đường bộ quốc tế giữa Việt Nam và Trung Quốc, giấy phép vận tải đường bộ quốc tế được cấp cho xe công vụ và phương tiện vận tải thực hiện vận tải đường bộ qua biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc.
2. Giấy phép liên vận được cơ quan có thẩm quyền cấp cho các phương tiện để thực hiện hoạt động vận tải đường bộ quốc tế.
a) Giấy phép liên vận cấp cho phương tiện thương mại được phép đi lại nhiều lần, mỗi lần không quá 30 ngày và có thời hạn 01 năm kể từ ngày cấp, trừ các trường hợp quy định tại điểm b, điểm c và điểm d của khoản này;
b) Giấy phép liên vận giữa Việt Nam và Lào cấp cho phương tiện thuộc các doanh nghiệp phục vụ công trình, dự án, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trên lãnh thổ Lào được đi lại nhiều lần, mỗi lần không quá 30 ngày và có thời hạn 01 năm kể từ ngày cấp;
c) Giấy phép liên vận cấp cho phương tiện thương mại giữa Việt Nam và Lào đối với xe vận tải hành khách theo hợp đồng và xe vận tải khách du lịch được phép đi lại nhiều lần và được cấp theo thời hạn chuyến đi hoặc thời gian của chuyến du lịch nhưng không vượt quá 30 ngày;
d) Giấy phép liên vận cấp cho phương tiện thương mại giữa Việt Nam và Campuchia có hai loại: loại 1 cấp cho phương tiện vận tải qua lại nhiều lần, mỗi lần không quá 30 ngày, có thời hạn tối đa là 01 năm; loại 2 cấp cho phương tiện đi lại một lần với thời hạn không quá 30 ngày;
đ) Giấy phép liên vận cấp cho phương tiện phi thương mại giữa Việt Nam và Lào hoặc Việt Nam - Lào - Campuchia được phép đi lại nhiều lần và có thời hạn không quá 30 ngày;
e) Giấy phép liên vận cấp cho phương tiện đi công vụ, phương tiện của các cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế giữa Việt Nam và Lào được phép đi lại nhiều lần và có thể cấp theo thời gian của chuyến đi nhưng không vượt quá 01 năm;
g) Giấy phép liên vận cấp cho phương tiện phi thương mại giữa Việt Nam và Campuchia (trừ xe cứu hỏa, xe cứu thương được miễn giấy phép theo quy định tại Hiệp định Vận tải đường bộ Việt Nam - Campuchia) có hai loại: loại 1 cấp cho phương tiện vận tải qua lại nhiều lần, mỗi lần không quá 30 ngày, có thời hạn tối đa là 01 năm; loại 2 cấp cho phương tiện đi lại một lần với thời hạn không quá 30 ngày.
3. Thời hạn của giấy phép liên vận cấp cho phương tiện không được vượt quá niên hạn sử dụng của phương tiện.
Như vậy, giấy phép liên vận cấp cho phương tiện phi thương mại giữa Việt Nam và Lào có thời hạn không quá 30 ngày.
Phương tiện quá thời hạn tái nhập vào Việt Nam có bị thu hồi Giấy phép liên vận ASEAN không? (Hình từ Internet)
Phương tiện quá thời hạn tái nhập vào Việt Nam có bị thu hồi Giấy phép liên vận ASEAN không?
Theo khoản 1 Điều 33 Nghị định 158/2024/NĐ-CP, các trường hợp thu hồi Giấy phép liên vận ASEAN được quy định như sau:
Điều 33. Thu hồi Giấy phép liên vận ASEAN
1. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép thu hồi Giấy phép liên vận ASEAN khi vi phạm một trong các trường hợp sau:
a) Không thực hiện đúng các nội dung ghi trong giấy phép liên vận khi thực hiện hoạt động vận tải liên vận ASEAN;
b) Không thực hiện hoạt động vận tải liên vận ASEAN trong thời gian 03 tháng kể từ ngày được cấp giấy phép liên vận;
c) Không thực hiện hoạt động vận tải liên vận ASEAN từ 03 chuyến trở lên trong thời gian 06 tháng liên tục (chuyến được tính là cả lượt xe đi và về);
d) Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô hoặc Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế ASEAN hoặc phù hiệu của phương tiện bị cơ quan có thẩm quyền thu hồi;
đ) Phương tiện quá thời hạn tái nhập vào Việt Nam theo quy định, ngoại trừ trường hợp bị thiên tai, tai nạn hoặc lý do bất khả kháng;
e) Cung cấp bản sao không đúng với bản chính hoặc thông tin sai lệch trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép liên vận ASEAN hoặc có hành vi gian dối để được cấp Giấy phép liên vận ASEAN.
Theo đó, phương tiện quá thời hạn tái nhập vào Việt Nam theo quy định sẽ bị thu hồi Giấy phép liên vận ASEAN. Ngoại trừ trường hợp phương tiện quá thời hạn tái nhập vào Việt Nam do bị thiên tai, tai nạn hoặc lý do bất khả kháng.
Hồ sơ gia hạn thời gian lưu hành tại Việt Nam bao gồm những gì?
Phương tiện của các nước thực hiện các Hiệp định khung ASEAN về vận tải đường bộ qua biên giới quá thời gian lưu hành tại Việt Nam quy định tại Giấy phép liên vận ASEAN trong trường hợp bất khả kháng cần gia hạn thời gian lưu hành tại Việt Nam. Thành phần hồ sơ gia hạn thời hạn lưu hành tại Việt Nam được quy định tại Điều 34 Nghị định 158/2024/NĐ-CP như sau:
Điều 34. Gia hạn thời gian lưu hành tại Việt Nam cho phương tiện của các nước thực hiện các Hiệp định khung ASEAN về vận tải đường bộ qua biên giới
1. Đối tượng: phương tiện của các nước thực hiện các Hiệp định khung ASEAN về vận tải đường bộ qua biên giới quá thời gian lưu hành tại Việt Nam quy định tại Giấy phép liên vận ASEAN trong trường hợp bất khả kháng.
2. Thẩm quyền gia hạn: Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi phương tiện gặp sự cố bất khả kháng.
3. Thành phần hồ sơ
a) Giấy đề nghị gia hạn thời gian lưu hành của phương tiện tại Việt Nam theo Mẫu số 05 Phụ lục VII kèm theo Nghị định này;
b) Giấy phép liên vận ASEAN (bản chính).
4. Trình tự, thủ tục
a) Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp cho cơ quan có thẩm quyền nơi phương tiện gặp sự cố bất khả kháng;
b) Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, cơ quan có thẩm quyền thực hiện gia hạn thời gian lưu hành cho phương tiện của các nước thực hiện các Hiệp định khung ASEAN về vận tải đường bộ qua biên giới. Trường hợp không gia hạn, cơ quan có thẩm quyền trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do.
Như vậy, thành phần hồ sơ gia hạn thời gian lưu hành tại Việt Nam cho phương tiện của các nước thực hiện các Hiệp định khung ASEAN về vận tải đường bộ qua biên giới bao gồm:
- Giấy đề nghị gia hạn thời gian lưu hành của phương tiện tại Việt Nam theo Mẫu số 05 Phụ lục VII kèm theo Nghị định này;
- Giấy phép liên vận ASEAN (bản chính).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 02 hình thức công khai mức thu tiền học thêm trước khi tuyển sinh dạy thêm ngoài nhà trường từ 14/02/2025?
- Trưởng công an xã được tịch thu xe vi phạm không quá 5 triệu đồng?
- Huân chương Lao động có mấy hạng? Mức tiền thưởng Huân chương Lao động hiện nay là bao nhiêu?
- Hoa Mai vàng có bao nhiêu cánh? Mục tiêu cụ thể của đề án Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành xứ sở Mai vàng của Việt Nam đến năm 2030 là gì?
- Học thêm trong nhà trường để bồi dưỡng học sinh giỏi có đóng tiền hay không?