Thủ tục sáp nhập trung tâm giáo dục thường xuyên thực hiện ra sao?
Thủ tục sáp nhập trung tâm giáo dục thường xuyên thực hiện ra sao?
Thủ tục sáp nhập trung tâm giáo dục thường xuyên thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 35 Nghị định 125/2024/NĐ-CP như sau:
- Đối với sáp nhập trung tâm giáo dục thường xuyên công lập:
Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ xây dựng hồ sơ đề nghị sáp nhập, chia, tách trung tâm trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định;
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp quyết định việc sáp nhập, chia, tách trung tâm.
- Đối với sáp nhập trung tâm giáo dục thường xuyên tư thục:
Tổ chức, cá nhân gửi 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 3 Điều 35 Nghị định 125/2024/NĐ-CP qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc bưu chính hoặc trực tiếp đến Sở Giáo dục và Đào tạo;
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, nếu hồ sơ không hợp lệ thì Sở Giáo dục và Đào tạo thông báo bằng văn bản những nội dung cần chỉnh sửa cho tổ chức, cá nhân đề nghị sáp nhập, chia, tách trung tâm. Nếu hồ sơ hợp lệ, Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức thẩm định hồ sơ và thẩm định thực tế các điều kiện sáp nhập, chia, tách trung tâm tư thục, lập báo cáo thẩm định để đánh giá tình hình đáp ứng các quy định tại khoản 1 Điều này trong thời hạn 15 ngày;
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có báo cáo thẩm định, nếu đủ điều kiện thì Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định sáp nhập, chia, tách trung tâm; nếu chưa đủ điều kiện thì thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị sáp nhập, chia, tách trung tâm và nêu rõ lý do;
Ngoài ra, trường hợp sáp nhập trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, Sở Giáo dục và Đào tạo lấy ý kiến thống nhất bằng văn bản của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trước khi trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định sáp nhập, chia, tách trung tâm công lập hoặc trước khi Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định sáp nhập trung tâm tư thục.
Thủ tục sáp nhập trung tâm giáo dục thường xuyên thực hiện ra sao? (Hình từ Internet)
Điều kiện sáp nhập trung tâm giáo dục thường xuyên là gì?
Trung tâm là cơ sở giáo dục thường xuyên thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Trung tâm có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 35 Nghị định 125/2024/NĐ-CP thì trung tâm giáo dục thường xuyên được sáp nhập khi bảo đảm các yêu cầu sau đây:
+ Bảo đảm quyền, lợi ích của nhà giáo và người học;
+ Góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục;
Ngoài ra, Trung tâm được hình thành sau khi sáp nhập phải đáp ứng các điều kiện:
+ Có địa điểm, cơ sở vật chất, phòng học, phòng chức năng, thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu của các chương trình giáo dục thường xuyên thực hiện tại trung tâm;
+ Có chương trình, tài liệu giảng dạy và học tập đáp ứng yêu cầu của các chương trình giáo dục thường xuyên thực hiện tại trung tâm theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
+ Có đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và người lao động đủ về số lượng và đạt tiêu chuẩn bảo đảm thực hiện chương trình giáo dục thường xuyên theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
+ Có dự thảo quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm.
+ Có các điều kiện tương ứng để tổ chức thực hiện chương trình đào tạo nghề trình độ sơ cấp theo quy định của pháp luật về giáo dục nghề nghiệp.
Giám đốc Trung tâm chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước cơ quan quản lý giáo dục về nội dung chương trình, tài liệu dạy học tại Trung tâm; đồng thời có trách nhiệm báo cáo Sở Giáo dục và Đào tạo các chương trình, tài liệu dạy học được sử dụng tại Trung tâm theo khoản 2 Điều 11 Thông tư 10/2021/TT-BGDĐT.
Bên cạnh đó, Trung tâm có trách nhiệm công khai thu, chi hằng năm và quản lý tài chính theo quy định của pháp luật.
Hồ sơ xin sáp nhập trung tâm giáo dục thường xuyên bao gồm?
Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ xây dựng hồ sơ đề nghị sáp nhập trung tâm trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định.
Để xin sáp nhập trung tâm giáo dục thường xuyên khoản 3 Điều 35 Nghị định 125/2024/NĐ-CP cần chuẩn bị các giấy tờ sau:
+ Tờ trình đề nghị sáp nhập, chia, tách trung tâm (theo Mẫu số 04 Phụ lục 1 kèm theo Nghị định 125/2024/NĐ-CP)
+ Đề án sáp nhập, chia, tách trung tâm (theo Mẫu số 05 Phụ lục 1 kèm theo Nghị định 125/2024/NĐ-CP)
+ Ý kiến đồng thuận của nhà đầu tư đại diện ít nhất 75% tổng số vốn góp đối với việc sáp nhập, chia, tách trung tâm tư thục.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách gói bánh tét dịp tết Nguyên đán? Người lao động chính thức nghỉ tết Nguyên đán 2025 vào mùng mấy?
- Phải thực hiện gia hạn lưu hành thuốc cổ truyền trước khi giấy đăng ký lưu hành hết hiệu lực từ năm 2025?
- Tổng hợp Nghị định có hiệu lực thi hành từ tháng 2/2025?
- Hạn chót nộp tờ khai thuế GTGT tháng 1/2025 là ngày mấy?
- Tất niên tết Nguyên đán 2025 là ngày bao nhiêu?