Còn bao nhiêu ngày nữa đến mùng 3 Tết 2025? Lịch âm tháng 1 2025 có mấy tuần?
Còn bao nhiêu ngày nữa đến mùng 3 Tết 2025? Lịch âm tháng 1 2025 có mấy tuần?
Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 4. Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Như vậy, Tết Nguyên đán 2025 là Tết Ất tỵ, năm con rắn. Tết Nguyên đán 2025 là thời điểm nhà nhà đoàn tụ, sum họp và cùng nhau đón một năm mới an lành, hạnh phúc.
Theo lịch âm tháng 1/2025, mùng 3 Tết 2025 là thứ 6. Mùng 3 Tết 2025 nhằm ngày 31/1/2025 dương lịch.
Nếu tính từ hôm nay, ngày 31/12/2024 dương lịch thì sẽ còn 30 ngày nữa mới đến mùng 3 Tết 2025.
Tháng 1 âm lịch 2025 là tháng đầu tiên của năm, đánh dấu sự khởi đầu của một năm mới theo lịch âm. Tháng 1 âm lịch 2025 có 30 ngày, bắt đầu từ ngày 1/1/2025 âm lịch và kết thúc ngày 30/1/2025 âm lịch. Tháng 1 âm lịch 2025 có 4 tuần và 2 ngày.
Dưới đây là chi tiết lịch âm tháng 1 2025:
Còn bao nhiêu ngày nữa đến mùng 3 Tết 2025? Lịch âm tháng 1 2025 có mấy tuần? (Hình từ Internet)
Tỉnh thành nào được tổ chức bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp dịp Tết Nguyên đán 2025?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 11 Nghị định 137/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 3 Nghị định 56/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 11. Các trường hợp tổ chức bắn pháo hoa nổ
1. Tết Nguyên đán
a) Các thành phố trực thuộc trung ương và tỉnh Thừa Thiên Huế được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút; các tỉnh còn lại được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút;
b) Thời gian bắn vào thời điểm giao thừa Tết Nguyên đán.
2. Giỗ Tổ Hùng Vương
a) Tỉnh Phú Thọ được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút, địa điểm bắn tại khu vực Đền Hùng;
b) Thời gian bắn vào 21 giờ ngày 09 tháng 3 âm lịch.
3. Ngày Quốc khánh
a) Các thành phố trực thuộc trung ương và tỉnh Thừa Thiên Huế được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút; các tỉnh còn lại được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút;
b) Thời gian bắn vào 21 giờ ngày 02 tháng 9.
4. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ
a) Tỉnh Điện Biên được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút, địa điểm bắn tại Thành phố Điện Biên Phủ;
b) Thời gian bắn vào 21 giờ ngày 07 tháng 5.
5. Ngày Chiến thắng (ngày 30 tháng 4 dương lịch)
a) Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút;
b) Thời gian bắn vào 21 giờ ngày 30 tháng 4.
6. Kỷ niệm ngày giải phóng, ngày thành lập các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
a) Các thành phố trực thuộc trung ương và tỉnh Thừa Thiên Huế được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút; các tỉnh còn lại được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút;
b) Thời gian bắn vào 21 giờ ngày giải phóng, ngày thành lập các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
7. Sự kiện văn hóa, du lịch, thể thao mang tính quốc gia, quốc tế.
8. Trường hợp khác do Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch quyết định sau khi có văn bản trao đổi thống nhất với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng.
Căn cứ theo Điều 1 Nghị quyết 175/2024/QH15 có hiệu lực áp dụng từ ngày 1/1/2025 quy định như sau:
Điều 1. Thành lập thành phố Huế
Thành lập thành phố Huế là thành phố trực thuộc trung ương trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên là 4.947,11 km2 và quy mô dân số là 1.236.393 người của tỉnh Thừa Thiên Huế.
Thành phố Huế giáp thành phố Đà Nẵng, tỉnh Quảng Nam, tỉnh Quảng Trị; nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào và Biển Đông.
Đối chiếu các quy định trên, cả nước có 06 thành phố trực thuộc trung ương được phép bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp trong thời lượng không quá 15 phút vào đêm giao thừa Tết Nguyên đán 2025 gồm: TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, TP Huế, TP Đà Nẵng, TP Hải Phòng, TP Cần Thơ.
Việc kinh doanh pháo hoa phải đáp ứng các điều kiện gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 14 Nghị định 137/2020/NĐ-CP, việc kinh doanh pháo hoa phải đáp ứng các điều kiện dưới đây:
- Chỉ tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được kinh doanh pháo hoa và phải được cơ quan Công an có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự; bảo đảm các điều kiện về phòng cháy, chữa cháy, phòng ngừa, ứng phó sự cố và bảo vệ môi trường.
- Kho, phương tiện vận chuyển, thiết bị, dụng cụ phục vụ kinh doanh pháo hoa phải phù hợp, bảo đảm điều kiện về bảo quản, vận chuyển, phòng cháy và chữa cháy.
- Người quản lý, người phục vụ có liên quan đến kinh doanh pháo hoa phải được huấn luyện về kỹ thuật an toàn.
- Chỉ được kinh doanh pháo hoa bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tết nguyên đán có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trưởng công an xã được tịch thu xe vi phạm không quá 5 triệu đồng?
- Năm 2025 lái xe ô tô chạy quá tốc độ bao nhiêu km/h thì bị trừ điểm bằng lái xe?
- Mẫu phiếu hẹn khám lại trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế?
- Có được phép đeo tai nghe khi đang điều khiển xe máy hay không? Phạt nặng nhất là bao nhiêu?
- Lỗi lùi xe ô tô trên đường cao tốc bị phạt bao nhiêu tiền từ 1/1/2025?