Tỉnh Sóc Trăng có bao nhiêu thành phố? Có huyện Châu Thành không?

Tỉnh Sóc Trăng có bao nhiêu thành phố? Có huyện Châu Thành không? Tỉnh Sóc Trăng đặt mục tiêu cụ thể phát triển kinh tế xã hội đến năm 2030 là gì?

Tỉnh Sóc Trăng có bao nhiêu thành phố? Có huyện Châu Thành không?

Căn cứ theo Tiểu mục 2 Mục 1 Quyết định 567/QĐ-TTg năm 2020 quy định như sau:

I. TÊN, PHẠM VI, THỜI KỲ QUY HOẠCH
1. Tên Quy hoạch: Quy hoạch tỉnh Sóc Trăng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
2. Phạm vi quy hoạch: Phần lãnh thổ tỉnh Sóc Trăng với tổng diện tích tự nhiên là 3.311,7629 km2, gồm 11 đơn vị hành chính cấp huyện: Thành phố Sóc Trăng, thị xã Ngã Năm, thị xã Vĩnh Châu, huyện Châu Thành, huyện Kế Sách, huyện Mỹ Tú, huyện Cù Lao Dung, huyện Long Phú, huyện Mỹ Xuyên, huyện Thạnh Trị và huyện Trần Đề.
- Phía Bắc và Tây Bắc giáp tỉnh Hậu Giang.
- Phía Tây Nam giáp tỉnh Bạc Liêu.
- Phía Đông Bắc giáp tỉnh Trà Vinh.
- Phía Đông và Đông nam giáp Biển Đông.
Tỉnh Sóc Trăng có vị trí tọa độ 9012' - 9056' vĩ Bắc và 105033' - 106023' kinh Đông.
[...]

Như vậy, tỉnh Sóc Trăng có 01 thành phố là Thành phố Sóc Trăng, có huyện Châu Thành và các huyện Kế Sách, huyện Mỹ Tú, huyện Cù Lao Dung, huyện Long Phú, huyện Mỹ Xuyên, huyện Thạnh Trị và huyện Trần Đề và 02 thị xã là thị xã Ngã Năm, thị xã Vĩnh Châu.

https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/Hoidapphapluat/2024/NTKL/23122024/tinh-soc-trang%20(1).jpg

Tỉnh Sóc Trăng có bao nhiêu thành phố? Có huyện Châu Thành không? (Hình từ Internet)

Tỉnh Sóc Trăng đặt mục tiêu cụ thể phát triển kinh tế xã hội đến năm 2030 là gì?

Căn cứ theo tiết b Tiểu mục 2 Mục 2 Quyết định 995/QĐ-TTg năm 2023, tỉnh Sóc Trăng đặt mục tiêu cụ thể phát triển kinh tế xã hội đến năm 2030 đó là:

- Về kinh tế:

+ Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) đạt bình quân 8,5%/năm; GRDP bình quân đầu người (giá hiện hành) đạt khoảng 124 triệu đồng.

+ Tỷ trọng trong GRDP của khu vực nông, lâm, thuỷ sản đạt khoảng 27%; công nghiệp - xây dựng đạt khoảng 35%; dịch vụ đạt khoảng 30%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm đạt khoảng 8%.

+ Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn khoảng 14.000 tỷ đồng.

+ Kinh tế số chiếm 20% GRDP của tỉnh.

+ Đóng góp của năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng GRDP đạt khoảng 45%.

- Về xã hội:

+ Tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng 40 - 45%.

+ Hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, có 80/80 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 40 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 16 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, 10 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, trong đó có ít nhất 04 huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.

+ Giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân 2 - 3%/năm; trong đó, giảm tỷ lệ hộ Khmer nghèo 3 - 4%/năm.

+ Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 70%; trong đó, đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 32,5%.

+ Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia là 90%.

+ Tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế đạt trên 95%, tỷ lệ giường bệnh/10.000 dân là 33 giường, tỷ lệ bác sĩ/10.000 dân là 11 người.

Có mấy nguyên tắc cơ bản trong hoạt động quy hoạch?

Căn cứ theo Điều 4 Luật Quy hoạch 2017, có 8 nguyên tắc cơ bản trong hoạt động quy hoạch bao gồm:

- Tuân theo quy định của Luật Quy hoạch 2017, quy định khác của pháp luật có liên quan và Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

- Bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ giữa quy hoạch với chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội bảo đảm kết hợp quản lý ngành với quản lý lãnh thổ; bảo đảm quốc phòng, an ninh; bảo vệ môi trường.

- Bảo đảm sự tuân thủ, tính liên tục, kế thừa, ổn định, thứ bậc trong hệ thống quy hoạch quốc gia.

- Bảo đảm tính nhân dân, sự tham gia của cơ quan, tổ chức, cộng đồng, cá nhân; bảo đảm hài hòa lợi ích của quốc gia, các vùng, các địa phương và lợi ích của người dân, trong đó lợi ích quốc gia là cao nhất; bảo đảm nguyên tắc bình đẳng giới.

- Bảo đảm tính khoa học, ứng dụng công nghệ hiện đại, kết nối liên thông, dự báo, khả thi, tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nguồn lực của đất nước; bảo đảm tính khách quan, công khai, minh bạch, tính bảo tồn.

- Bảo đảm tính độc lập giữa cơ quan lập quy hoạch với Hội đồng thẩm định quy hoạch.

- Bảo đảm nguồn lực để thực hiện quy hoạch.

- Bảo đảm thống nhất quản lý nhà nước về quy hoạch, phân cấp, phân quyền hợp lý giữa các cơ quan nhà nước.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Địa giới hành chính
Nguyễn Thị Kim Linh
13 lượt xem
Địa giới hành chính
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Địa giới hành chính
Hỏi đáp Pháp luật
Đảo nào có diện tích lớn nhất trong quần đảo Hoàng Sa?
Hỏi đáp Pháp luật
Tỉnh nào của nước ta có ba mặt giáp biển?
Hỏi đáp Pháp luật
Tỉnh Sóc Trăng có bao nhiêu thành phố? Có huyện Châu Thành không?
Hỏi đáp Pháp luật
Chính thức: Thành lập thị xã Chũ, tỉnh Bắc Giang từ ngày 1/1/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Tỉnh Thái Nguyên có bao nhiêu huyện và thành phố? Tỉnh Thái Nguyên giáp tỉnh nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Tỉnh Ninh Bình có bao nhiêu huyện, thành phố? Tỉnh Ninh Bình giáp tỉnh nào?
Hỏi đáp Pháp luật
TP Cần Thơ cách TP Hồ Chí Minh bao nhiêu km? Mục tiêu cụ thể phát triển kinh tế xã hội của TP Cần Thơ đến năm 2030 là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Tỉnh Hà Tĩnh có bao nhiêu huyện, thị xã, thành phố? Tỉnh Hà Tĩnh giáp tỉnh nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Hồ sơ địa giới đơn vị hành chính được lập khi nào? Trách nhiệm của UBND cấp huyện, xã trong việc lập, quản lý?
Hỏi đáp Pháp luật
Đảo lớn nhất Việt Nam là đảo nào? Diện tích đảo Phú Quốc là bao nhiêu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Địa giới hành chính có thể đặt câu hỏi tại đây.

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào