Tỉnh Hà Tĩnh có bao nhiêu huyện, thị xã, thành phố? Tỉnh Hà Tĩnh giáp tỉnh nào?
Tỉnh Hà Tĩnh có bao nhiêu huyện, thị xã, thành phố? Tỉnh Hà Tĩnh giáp tỉnh nào?
Căn cứ theo Điều 4 Nghị quyết 1283/NQ-UBTVQH15 năm 2024 áp dụng từ ngày 1/1/2025 quy định như sau:
Điều 4. Hiệu lực thi hành
1. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2025.
2. Kể từ ngày Nghị quyết này có hiệu lực thi hành, tỉnh Hà Tĩnh có 12 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 09 huyện, 02 thị xã và 01 thành phố; 209 đơn vị đơn vị hành chính cấp xã, gồm 170 xã, 25 phường và 14 thị trấn.
Căn cứ theo Tiểu mục 1 Mục 2 Quyết định 386/QĐ-TTg năm 2020 quy định như sau:
II. PHẠM VI QUY HOẠCH:
1. Phần lãnh thổ đất liền tỉnh Hà Tĩnh rộng 5.990,67 km2. Ranh giới:
- Phía Bắc: giáp tỉnh Nghệ An;
- Phía Nam: giáp tỉnh Quảng Bình;
- Phía Đông: giáp với biển Đông;
- Phía Tây: giáp các tỉnh Borikhamxay và Khammuane của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.
Tọa độ địa lý tỉnh Hà Tĩnh từ 17°53’50”đến 18°45’40” vĩ độ Bắc và 105°05’50’ đến 106°30’20” kinh độ Đông; phần không gian biển: được xác định trên cơ sở Luật Biển Việt Nam năm 2012; Nghị định số 51/2014/NĐ-CP ngày 21 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ về việc giao các khu vực biển cho tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên biển.
[...]
Như vậy, tỉnh Hà Tĩnh có 09 huyện (gồm huyện Nghi Xuân, huyện Đức Thọ, huyện Hương Sơn, huyện Can Lộc, huyện Vũ Quang, huyện Thạch Hà, huyện Hương Khê, huyện Cẩm Xuyên và huyện Kỳ Anh), 02 thị xã (gồm thị xã Hồng Lĩnh, thị xã Kỳ Anh) và 01 thành phố (thành phố Hà Tĩnh).
Tỉnh Hà Tĩnh giáp với những tỉnh dưới đây:
- Phía Bắc: giáp tỉnh Nghệ An.
- Phía Nam: giáp tỉnh Quảng Bình.
- Phía Đông: giáp với biển Đông.
- Phía Tây: giáp các tỉnh Borikhamxay và Khammuane của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.
Tỉnh Hà Tĩnh có bao nhiêu huyện, thị xã, thành phố? Tỉnh Hà Tĩnh giáp tỉnh nào? (Hình từ Internet)
5 nguyên tắc lập quy hoạch tỉnh Hà Tĩnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050?
Căn cứ theo Mục 3 Quyết định 386/QĐ-TTg năm 2020, có 5 nguyên tắc lập quy hoạch tỉnh Hà Tĩnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 là:
- Việc lập “Quy hoạch tỉnh Hà Tĩnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050” phải đảm bảo phù hợp, thống nhất, đồng bộ với mục tiêu, định hướng Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025 của cả nước; chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh và bền vững; các điều ước quốc tế mà Việt Nam là nước thành viên; bảo đảm dân chủ, sự tuân thủ, tính liên tục, kế thừa, ổn định, thứ bậc trong hệ thống quy hoạch quốc gia.
- Phải đánh giá đầy đủ vai trò, vị trí, địa chính trị, kinh tế của tỉnh Hà Tĩnh; các cơ hội liên kết với các tỉnh trong vùng Bắc Trung bộ, duyên hải miền Trung, cả nước và khu vực ASEAN; khả năng khai thác hành lang kinh tế Đông - Tây, hợp tác giao thương giữa Lào và các tỉnh Đông Bắc Thái Lan; khả năng khai thác các hiệp định thương mại mà Việt Nam đã ký kết; Quy hoạch phải phù hợp với khả năng huy động vốn, sử dụng hiệu quả nguồn lực của địa phương và các nguồn lực từ bên ngoài trên tất cả các lĩnh vực, các vùng trong tỉnh Hà Tĩnh.
- Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bình đẳng giới, giảm nghèo, nâng cao mức sống vật chất, đời sống văn hóa, tinh thần của người dân; sử dụng hợp lý, hiệu quả đất đai, tài nguyên, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu.
- Gắn phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng, an ninh, ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, củng cố thế trận quốc phòng toàn dân; chủ động hội nhập và hợp tác quốc tế; tăng cường liên kết, hợp tác trong quá trình phát triển.
- Bảo đảm tính nhân dân, sự tham gia của các cơ quan, tổ chức, cộng đồng, cá nhân; bảo đảm hài hòa lợi ích của quốc gia, các vùng, các địa phương và lợi ích của người dân theo quy định tại Luật Quy hoạch 2017.
Nội dung lập quy hoạch tỉnh Hà Tĩnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 phải đáp ứng yêu cầu gì?
Căn cứ theo Tiểu mục 1 Mục 5 Quyết định 386/QĐ-TTg năm 2020, nội dung lập quy hoạch tỉnh Hà Tĩnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 phải đáp ứng các yêu cầu dưới đây:
- Phải sắp xếp không gian, phân bố nguồn lực, định hướng các hoạt động kinh tế - xã hội đồng bộ với quy hoạch cấp quốc gia, cấp vùng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững gắn với bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu; phù hợp với bối cảnh hội nhập quốc tế, các cam kết trong các điều ước đa phương và song phương mà Việt Nam là thành viên.
- Đảm, bảo tính liên kết, đồng bộ, khai thác và sử dụng hiệu quả kết cấu hạ tầng hiện có giữa các ngành và các vùng liên huyện, các địa phương trên địa bàn tỉnh.
- Xây dựng và cụ thể hóa các quan điểm chỉ đạo về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm công bằng xã hội, an sinh xã hội, chú trọng thúc đẩy phát triển các khu vực có điều kiện khó khăn, đặc biệt khó khăn và bảo đảm sinh kế bền vững, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân; phân bổ, khai thác và sử dụng hợp lý, hiệu quả đất đai, tài nguyên thiên nhiên gắn với bảo tồn các giá trị lịch sử - văn hóa, di sản thiên nhiên cho các thế hệ hiện tại và tương lai.
- Ứng dụng công nghệ hiện đại, số hóa thông tin, cơ sở dữ liệu trong quá trình lập quy hoạch; đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn, kỹ thuật và phù hợp với yêu cầu phát triển, hội nhập quốc tế và liên kết vùng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Địa giới hành chính có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phải quyết toán thu nhập toàn cầu nếu người nước ngoài là cá nhân cư trú trong năm?
- Danh sách 17 ngân hàng cho vay hỗ trợ nhà ở từ ngày 1/1/2025?
- Bộ đề thi cuối kì 1 Tiếng anh 4 Global success có đáp án năm 2024-2025?
- Mẫu lịch để bàn năm 2025? Hướng dẫn việc ghi thông tin trên xuất bản phẩm đối với lịch để bàn hiện nay?
- Người quản lý doanh nghiệp có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc không?